Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Những độc chất gì đang phát tán quanh Nhà máy Rạng Đông?

Những độc chất gì đang phát tán quanh Nhà máy Rạng Đông?


pno
Thủy ngân, bột huỳnh quang... từ nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông phát tán sau vụ cháy khiến chính quyền tại đây đưa khuyến cáo người dân không ăn thực phẩm nuôi trồng quanh nhà máy này.
Trao đổi với Báo Phụ Nữ TP.HCM, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, Nguyên viện trưởng Viện khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho rằng, Hà Nội vốn bị ô nhiễm không khí nặng. Việc nhà máy bóng đèn Rạng Đông bị cháy vừa mới xảy ra sẽ góp phần làm tăng ô nhiễm. 
Để sản xuất bóng đèn, người ta phải sử dụng bột quỳnh quang (hợp chất chủ yếu là phốtpho). Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon…) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.
Ngoài bóng đèn, Công ty Rạng Đông cũng sản xuất phích nước (bình thủy). Ruột phích nước không làm từ thủy ngân mà cấu tạo bởi hai bình thủy tinh lồng vào nhau có mạ bạc, được hút chân không để giữ nhiệt. Nhưng bên ngoài phích nước là nhựa, việc cháy nhựa sẽ sinh ra các chất độc như CO, COCI2, CH3CL… Các chất này cùng với thủy ngân, phốtpho, neon, argon… khi cháy sẽ phát tán ra môi trường.
"Không thể đo được mức độ phóng thích của các chất này ra môi trường là bao nhiêu, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. Các hóa chất này một khi đốt cháy sẽ theo gió bay đi khắp nơi, có thể lan rộng với khoảng cách 20km quanh nhà máy", GS Bá cho hay.
Nhung doc chat gi dang phat tan quanh Nha may Rang Dong?
Rất nhiều hóa chất độc hại từ nhà máy Rạng Đông phát tán ra môi trường sau vụ cháy. Ảnh: Nguyễn Thương
Mức độ ô nhiễm ở Hà Nội càng nghiêm trọng hơn sau vụ cháy Nhà máy Rạng Đông. Mới đây, vào ngày 26 và 27/8, một số nhà khoa học đã đo mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội và kết quả được xếp vào ngày ô nhiễm nhất Châu Á, hơn cả Bắc Kinh và  Indonesia. Đây là vấn đề cần coi lại về quản lý cháy nổ gây ô nhiễm, bởi  không gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại về tài sản của cải mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí trong phòng còn có thể cải thiện được bằng cách dùng thiết bị hút chất độc, riêng ô nhiễm không khí ngoài trời rất khó kiểm soát vì khí độc đã bay lên cao, lẫn vào khói bụi, không khí.
“Để ngăn chặn ảnh hưởng của khí độc vào cơ thể, người dân chỉ có cách bịt khẩu trang, sử dụng khăn thấm nước để bịt mũi miệng khi đến vùng này, đeo kính, găng tay. Tuy nhiên chỉ cản bớt chất độc chứ không thể tránh hoàn toàn. Thậm chí ở vùng gần nhà máy thì cần phải đeo mặt nạ chống độc, phòng độc”, Tiến sĩ Lê Huy Bá khuyến cáo.
Nhung doc chat gi dang phat tan quanh Nha may Rang Dong?
Nhà máy Rạng Đông bị cháy sẽ gây ô nhiễm nặng đến không khí do thủy ngân bị phát tán (ảnh internet)
Về bản chất, thủy ngân là nguyên tố lỏng ít độc, nhưng khi đốt cháy thì hơi và các hợp chất, muối của nó rất độc. Chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa và đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương não, gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.
Ngoài ra, Thủy ngân có xu hướng ôxy hóa, tạo ra các oxít thủy ngân, nhất khi bị làm nhiễu loạn thì thủy ngân sẽ tạo thành các hạt siêu nhỏ, làm tăng diện tích tích xúc bề mặt một cách khủng khiếp. Do đó nếu thực phẩm, rau quả được trồng tại vùng này cũng có nguy cơ bị thủy ngân bám vào. Bên cạnh đó, nếu thủy ngân bay hơi, luồn lách vào các nhà dân gần khu vực nhà máy. Khi ở nhiệt độ phòng, có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, và có thể gây ngộ độc cho những người ở trong phòng kín.
Ở nước ngoài, một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử là thải các hợp chất thủy ngân vào vịnh Minamata, Nhật Bản. Tập đoàn Chisso, một nhà sản xuất phân hóa học và sau này là công ty hóa dầu, đã bị phát hiện là chịu trách nhiệm cho việc gây ô nhiễm vịnh này từ năm 1932 đến 1968. Người ta ước tính rằng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc nó, từ đó nó trở thành nổi tiếng với tên gọi thảm họa Minamata.
Ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình – phường giáp ranh với phường Thanh Xuân, nơi trú đóng của Công ty Rạng Đông, quậnThanh Xuân, TP.Hà Nội vừa văn bản khuyến cáo người dân sống trên địa bàn phải rửa mắt, súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong 7-10 ngày tới. Không sử dụng thực phẩm, rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá tôm được nuôi, trồng trong vòng bán kính 1km, tính từ tâm đám cháy.
Các loại rau, trái cây người dân tự trồng trong vòng bán kính 500m cũng phải tiêu hủy. Nếu muốn trồng tiếp thì phải thay đất, trồng bằng dung dịch thủy canh. Tất cả người già, trẻ nhỏ, người bệnh nên sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của vụ cháy. Các hộ dân phải thay và giặt toàn bộ quần áo có nhiễm khói bụi, phải súc rửa toàn bộ bể nước, cây cối, ban công, tường cửa bằng nước xà phòng đặc 2 - 3 lần, sau đó rửa lại bằng nước nhiều lần…
Thanh Hoa/ PHU NU

Sự Khác Biệt Giữa Hồng Kông Và Trung Quốc


Sự Khác Biệt Giữa Hồng Kông Và Trung Quốc



Có những người cho rằng Hồng Kông không thuộc và Trung Quốc mà là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế thì Hồng Kông và Trung Quốc lại đều cùng một nước. Tuy nhiên, giữa hai bên lại có những sự khác biệt rất lớn về cả hệ thống lẫn cách vận hành bộ máy chính trị của mình. Vậy sự khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Những điều khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc
Hồng Kông không phải là một quốc gia như nhiều người vẫn lầm tưởng mà là một trong những khu vực bán tự trị của Trung Quốc. Hiện nay, Hồng Kông đang hoạt động theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống”. Điều này đã được nêu trong Tuyên bố Trung – Anh vào năm 1984.

Trong suốt thế kỷ thứ 20, Trung Quốc đã có rất nhiều sự thay đổi lớn, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nền chính trị, đó là sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, là cuộc nội chiến của đất nước thì Hồng Kông vẫn luôn là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997. Có lẽ nhờ vậy mà Hồng Kông tránh được những biến động mà Trung Quốc phải gánh chịu. Cũng vì điều đó mà tạo nên sự khác biệt trong văn hóa và xã hội giữa hai lãnh thổ.

Ngôn ngữ chính thức
Ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc là tiếng Quan Thoại Chuẩn Hiện Đại. Dựa trên phương ngữ Bắc Kinh, tiếng phổ thông đã được chấp nhận như một ngôn ngữ quốc gia phổ biến vào năm 1955. Tất cả các trường học ở Trung Quốc đều dạy tiếng phổ thông, mặc dù nhiều người Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ địa phương (ngôn ngữ ở khu vực khác) ở nhà.

Ngôn ngữ Trung Quốc

Trong khi đó, ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Trung và tiếng Anh. tiếng Trung ở đây là “tiếng Quảng Đông” – một ngôn ngữ phía Nam Trung Quốc, hoàn toàn phân biệt với tiếng Quan Thoại Chuẩn Hiện Đại. Tuy vậy những gì người Hồng Kông viết thường hoàn toàn dễ đọc đối với người Trung Quốc đại lục.

Chữ viết
Một trong những điều khác nhau giữa Hồng Kông và Trung Quốc là về chữ viết. Ở Trung Quốc, họ sử dụng các ký tự đơn giản, hay còn gọi là tiếng trung Giản Thể. Trong khi đó, Hồng Kông lại dùng chữ viết truyền thống là chữ phồn thể.

Tiếng Trung Giản Thể đang được sử dụng ở Trung Quốc là một phát minh hiện đại và đã được chính phủ Trung Quốc đại lục quảng bá từ những năm 1950. Chúng dựa trên chữ phồn thể, nhưng đã được điều chỉnh để ít nét hơn, dễ học hơn. Chữ phồn thể thì khó viết và khó nhớ hơn do nhiều nét lằng nhằng hơn so với chữ Hán giản thể.

Tiền tệ
Hồng Kông và Trung Quốc sử dụng hai đồng tiền khác nhau. Hồng Kông tiếp tục sử dụng đồng đôla Hồng Kông (HKD), được chốt theo hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết với đồng đô la Mỹ. Trong khi đó Trung Quốc Đại Lục sử dụng đồng nhân dân tệ (Yuan, kí hiệu là CN, CHN). Đặc biệt, các thương gia ở Hồng Kông hầu như không chấp nhận đồng nhân dân tệ.

Mạng internet
Trung Quốc có hệ sinh thái Internet riêng biệt nhờ vào hệ thống “Tường lửa” mà chính phủ Trung Quốc sử dụng. Đến Trung Quốc, Weibo và WeChat là 2 phương tiện mạng xã hội bạn có thể dùng để liên lạc, trao đổi. Để truy cập các trang web nước ngoài bị chặn như Facebook, Gmail, Youtube, Google… từ Trung Quốc đại lục, bạn phải sử dụng mạng VPN. Nếu bạn đi du lịch thì có thể kết hợp thuê cục phát wifi từ Việt Nam hoặc mua Sim 4G Trung Quốc (nhận tại nhà ở Việt Nam). Hoặc bạn có thể theo dõi hướng dẫn cách truy cập Facebook, Gmail ở Trung Quốc.

Ngược lại, nếu bạn ở Hồng Kông thì việc truy cập Internet hoàn toàn dễ dàng. Người dân Hồng Kông hiếm khi sử dụng các trang web và ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc trừ khi họ cần phải tiến hành kinh doanh hoặc nói chuyện với bạn bè ở Trung Quốc đại lục. WeChat là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Hồng Kông bên cạnh đó là Facebook, Twitter, Gmail, Instagram và Snapchat cũng phổ biến rộng rãi. Không những vậy, mạng internet ở Hồng Kông lướt với tốc độ nhanh nhất thế giới. Chỉ có youtube thì hơi chậm.

Văn hóa mê tín
Có lẽ do ảnh hưởng dưới thời Anh cai trị nên Hồng Kông được xem là khá hiện đại và có xu hướng “phương Tây” hơn nhiều so với Trung Quốc trong con mắt của người đời. Thế nhưng, trên thực tế Hồng Kông lại có xu hướng tin vào những điều mê tín dị đoan hơn khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Người Hồng Kông rất tin vào thuật phong thủy và các lễ hội dân gian. Do đó, cho tới ngày nay người Hồng Kông vẫn còn giữ được nhiều tín ngưỡng truyền thống.

Mặc dù trước đây Trung Quốc cũng rất tin vào văn hóa mê tín nhưng trong thế kỷ 20, dưới sự phát triển mang tính cách mạng của đất nước, các trí thức Trung Quốc đại lục đã bác bỏ đi những quan điểm Nho giáo, phong kiến và mê tín dị đoan. Từ đó đến nay, rất nhiều phong tục truyền thống đã bị cấm đoán và loại bỏ hoàn toàn.

Tỷ lệ người nói tiếng Anh
Rất dễ dàng để bạn tìm thấy người nói tiếng Anh ở Hồng Kông. Tất cả các biển báo đường phố, tài liệu chính thức, các dịch vụ của chính phủ, cũng như hầu hết các thực đơn nhà hàng và trang web đều là song ngữ. Ngoài ra, các trường học địa phương ở Hồng Kông duy trì tiêu chuẩn giảng dạy tiếng Anh tương đối cao. Nhiều người ở tầng lớp thượng lưu thì đi du học ở nước ngoài tại các nước như Anh, Úc, Mỹ hoặc Canada.

Ngược lại, người nói thành thạo tiếng Anh ở Trung Quốc là rất hiếm có. Nếu bạn dự định ở lại Trung Quốc trong một khoảng thời gian tương đối thì bạn cần phải chọn học một số tiếng phổ thông cơ bản.

Trải qua thế kỷ 20 rất khác nhau…
Hai hệ thống của 2 vùng này có sự khác biệt nhau rất rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do hai vùng trải qua thế kỷ 20 theo những cách rất khác nhau.

Vào năm 1912, triều đại nhà Thanh sau nhiều thập kỷ suy yếu thì cũng đã chính thức sụp đổ. Thêm vào đó, trong nước lại diễn ra cuộc nội chiến và chiến tranh Trung – Nhật. Liên tiếp những sóng gió nối tiếp nhau đã khiến đất nước lâm vào tình trạng ngày càng kiệt quệ. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, vào thập niên 70, Trung Quốc lại đạt lại mức trung bình và bắt đầu tiến hành hàng loạt những cải cách về kinh tế. Chính điều này đã giúp cho Trung Quốc thoát khỏi khó khăn, người dân không còn phải sống trong cảnh nghèo đói và định hình được cho sự nghiệp phát triển trong tương lai của đất nước.


 
Thế nhưng, trong thời gian này, Hồng Kông lại đang là thuộc địa của Anh, tiếp nhận những chính sách, văn hóa và cả làn sóng những người nhập cư từ Trung Quốc trốn chạy khỏi biến động đất nước. Vào năm 1941, 1945, Hồng Kông cũng chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản nhưng chủ yếu vẫn là không bị ảnh hưởng từ những nỗi kinh hoàng hỗn loạn mà Trung Quốc phải đối mặt.

Vào những năm 1950, 1960, nền kinh tế của Hồng Kông bắt đầu phát triển thần tốc, đưa thành phố trở thành một trung tâm tài chính và công nghiệp. Năm 1997, Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc, lúc này nó đã là một lãnh thổ bán tự trị với nền kinh tế vô cùng phát triển. Cũng bởi vì vậy mà nền kinh tế tư bản của Hồng Kông cùng hệ thống pháp lý độc lập được duy trì tại chỗ chứ không phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục.

NGUON: https://vietyouth.vn/su-khac-biet-giua-hong-kong-va-trung-quoc


Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào?

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào?



Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.
Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình vào năm 2011, nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã dồn dập hỏi ngài Phó Tổng thống Mỹ một loạt các câu hỏi về nền chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống vận hành như thế nào? Quan hệ giữa Nhà Trắng và Quốc hội ra sao? Bắc Kinh nên phân tích các dấu hiệu chính trị từ Washington như thế nào? Đối với Biden và các cố vấn của ông, đây là những câu hỏi rất được hoan nghênh sau gần một thập niên đầy “thất vọng” khi làm việc với người tiền nhiệm kín tiếng, kém sinh động của ông Tập – Hồ Cẩm Đào.
Song trải qua các buổi gặp và dùng bữa tại Bắc Kinh và Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, các vị khách Mỹ ngạc nhiên trước sự hào hứng của ông Tập về một chủ đề hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường rất cẩn trọng tránh sa đà nói về tiểu sử của chính họ. Kể lại các câu chuyện cá nhân của họ trước các quan chức Trung Quốc, chứ đừng nói đến người nước ngoài, đồng nghĩa với việc nhắc lại lịch sử chính trị gần đây của Trung Quốc, một “bãi mìn” đầy rẫy các cuộc thanh trừng, phản bội, và những sự thay đổi ý thức hệ.
Ông Tập, trái lại, kể không ngừng về cha mình, Tập Trọng Huân, một nhà cách mạng lão thành từ những ngày đầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ); và về Mao Trạch Đông, người lập nên nước Trung Quốc hiện đại, và là người đã làm đảo lộn đất nước mình nhằm ngăn chặn các đối thủ của ông từ xa. Cha của ông Tập, từng được xem là một Đảng viên trung thành, làm Phó Thủ tướng hồi cuối những năm 1950, để rồi bị thanh trừng bởi Mao vào năm 1962 sau khi ông ủng hộ các đối thủ chính trị của Mao. Rất nhanh chóng sau đó, Tập Trọng Huân bị bỏ tù và phải chịu sự sỉ nhục công khai gây ra bởi các Hồng Vệ Binh trong Cách mạng Văn hóa. Những kẻ cực đoan đã quấy rối con trai ông và đày Tập Cận Bình về vùng nông thôn. Tập Trọng Huân đã không được khôi phục danh dự cho đến tận cuối những năm 1970, sau khi Mao qua đời.  Nhưng như Tập Cận Bình đã nói rõ với các vị khách của mình, ông không hề chối bỏ Mao. Ông tôn kính Mao.
Biden và các cố vấn của ông rời Trung Quốc với ấn tượng rằng ông Tập sẽ là người khó đối phó hơn Hồ Cẩm Đào, tham vọng hơn trên cương vị là người đại diện cho quốc gia mình và quyết đoán hơn trong việc theo đuổi các lợi ích của Trung Quốc. Họ đã đúng, và thậm chí đã đánh giá thấp ông Tập. Trong những năm sau khi lên nắm quyền, ông Tập đã mạnh tay đàn áp bất đồng chính kiến, triển khai một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp và một chính sách đối ngoại táo bạo, mở rộng vốn đã thách thức trực tiếp Hoa Kỳ. Ít ai dự đoán được mức độ tham vọng của Tập trước khi ông lên nắm quyền.
Đã có nhiều tranh cãi gần đây ở phương Tây xoay quanh việc tại sao lại có nhiều người dự đoán sai về Trung Quốc, và về Tập, đến vậy. Các nhà phân tích chính sách đối ngoại đã thường xuyên nhầm lẫn giữa niềm tin của phương Tây về cách mà Trung Quốc nên cải tổ và niềm tin của ĐCSTQ về cách quản trị đất nước. Song cũng giống như nhiều người nước ngoài đã lầm tưởng, ngay cả các đồng nghiệp của ông Tập vào thời điểm 2007 dường như cũng không biết trước được họ sẽ trải qua điều gì khi đặt ông Tập vào vị trí người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào 5 năm sau đó.
Ông Tập luôn là người tin tưởng tuyệt đối vào quyền lãnh đạo Trung Quốc của Đảng. Đối với ông, vị thế trung tâm của Đảng, của Mao, và của ý thức hệ cộng sản đều là một. Chối bỏ một phần lịch sử của ĐCSTQ chính là chối bỏ toàn bộ nó. Trong mắt ông, một nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc phải “Đỏ” nhất, nghĩa là phải trung thành với Đảng Cộng sản, với các lãnh đạo của Đảng, và với nguồn gốc ý thức hệ của Đảng bất kể mọi sự có ra sao.
Vào thời điểm nên lắm quyền, ông Tập dường như có một nỗi sợ sâu sắc rằng các trụ cột chống đỡ cho sự nắm quyền của Đảng – quân đội, các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống an ninh, và bộ máy tuyên truyền – đang vỡ vụn và đầy tham nhũng. Vì vậy ông tiến hành một “chiến dịch giải cứu”. Ông sẽ là người “Đỏ” nhất trong thế hệ lãnh đạo của mình. Và ông mong đợi tất cả Đảng viên noi theo ông.

Sinh ra đã “Đỏ”

Những năm đầu đời của ông Tập thể hiện cả những đặc quyền mà gia đình các nhà lãnh đạo cấp cao có được lẫn những hiểm nguy mà họ phải đối mặt khi ngọn gió chính trị đổi chiều. Ông Tập khi còn là một cậu bé theo học tại một ngôi trường ưu tú ở Bắc Kinh và thường đến thăm cha mình ở Trung Nam Hải, tổ hợp rộng lớn ngay cạnh Tử Cấm Thành, nơi sống và làm việc của các lãnh đạo hàng đầu. Khi Mao bắt đầu tiến hành cuộc Cách mạng Văn hóa vào giữa thập niên 1960, thế giới của chàng thiếu niên Tập bị đảo lộn hoàn toàn. Ông bị bắt giữ bởi Hồng Vệ Binh và bị buộc phải thực hiện một thủ tục nhằm đấu tố chính cha mình. Khi được đưa về vùng nông thôn cùng những tinh hoa thành thị khác, chàng thanh niên 17 tuổi Tập Cận Bình đã phải vật lộn với điều kiện khắc nghiệt.
Khoảng thời gian ở Lương Gia Hà, ngôi làng nghèo khó ở tây bắc Trung Quốc, khiến ông sợ hãi nhưng đồng thời cũng chuẩn bị ông cho những sóng gió phía trước. “Những người có trải nghiệm hạn chế về quyền lực, hoặc ở cách xa nó, thường cho rằng những điều này là bí ẩn và mới lạ”, ông Tập nói trong một bài phỏng vấn hồi năm 2000. “Nhưng tôi nhìn vượt qua những thứ bề ngoài: quyền lực, những bó hoa, vinh quang và những tràng pháo tay. Tôi chứng kiến những trại trại tạm giam và sự đổi trắng thay đen trong bản chất con người. Điều này giúp tôi hiểu chính trị ở một mức độ sâu sắc hơn”. Ông Tập chỉ được kết nạp làm Đảng viên chính thức vào năm 1974. Song một khi đã vào Đảng, ông bắt đầu leo lên đỉnh một cách chắc chắn.
Ngày nay, chỉ có những sinh viên xuất sắc nhất, ưu tú nhất của Trung Quốc mới có thể theo học tại Đại học Thanh Hoa danh giá ở Bắc Kinh, song ông Tập đã được nhận vào đây năm 1975 trong thành phần “công nông binh”, trước khi ngôi trường này trở lại với các kỳ thi tuyển sinh chính thức. (Nhiều trí thức Trung Quốc đến nay vẫn còn nhìn nhận ông Tập là “ít học”). Sau khi tốt nghiệp, ông khoác lên mình bộ quân phục và làm trợ lý cho một trong những đồng chí thân tín nhất của cha ông, tướng Cảnh Biểu (Geng Biao), tại văn phòng Quân Ủy Trung ương, một trải nghiệm mang lại cho ông mối quan hệ vô cùng quan trọng với giới quân đội. Ông Tập đi trên một con đường sự nghiệp điển hình của một công chức triển vọng. Sau khi rời văn phòng Quân ủy, ông làm Phó Bí thư ở Hà Bắc, gần Bắc Kinh, và ở Phúc Kiến, ngay trên bờ biển đối diện Đài Loan, cuối cùng trở thành Chủ tịch của tỉnh này vào năm 2000. Năm 2002, ông Tập trở thành Chủ tịch rồi Bí thư của Chiết Giang, một tỉnh gần Thượng Hải.
Phúc Kiến và Chiết Giang nổi bật ở Trung Quốc như là hai “pháo đài” của khu vực tư nhân đang lên. Phúc Kiến là một cổng “tiếp đón” quan trọng các nhà đầu tư từ Đài Loan cách đó chỉ một eo biển. Chiết Giang là nơi đóng trụ sở một loạt các công ty tư nhân thành công của Trung Quốc, bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và nhà sản xuất ô tô Geely. Khi ông Tập trở thành lãnh tụ tối cao của Trung Quốc vào năm 2012, truyền thông phương Tây bám vào kinh nghiệm của ông ở hai tỉnh này để dự đoán về sự tôn trọng của ông Tập dành cho kinh tế thị trường. Bloomberg News dẫn lời Lu Guanqiu, một doanh nhân sở hữu và vận hành Wanxiang Group, công ty sản xuất linh kiện ô tô, cho rằng ông Tập thấm nhuần tinh thần tư bản Chiết Giang. “Khi ông Tập trở thành Tổng Bí thư, ông sẽ càng trở nên cởi mở hơn và dành nhiều sự chú ý hơn cho các doanh nghiệp tư nhân và sinh kế của người dân”, ông Lu nói. Song nghiên cứu kỹ lưỡng các bài phát biểu và bài viết của ông Tập trong thời gian ở Phúc Kiến và Chiết Giang, ta thấy một người trung thành tuyệt đối với triết lý chính thống của Đảng. Ông Tập luôn nói về sự phát triển cân bằng giữa kinh tế tư nhân và nhà nước. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là chống đỡ khu vực kinh tế nhà nước để giữ cho nó không bị nuốt chửng bởi các doanh nghiệp tư nhân.
Phải đến đầu năm 2007, khi các lãnh đạo Đảng đột nhiên chuyển ông Tập sang làm Bí thư Thượng Hải, thành phố quan trọng thứ hai của Trung Quốc, thì ông Tập mới nổi lên như là người kế vị tiềm năng của Hồ Cẩm Đào. Theo truyền thống, Đại hội Đảng vào cuối năm 2007 sẽ chọn một người để thay ông Hồ 5 năm sau đó, khi ông này nghỉ hưu sau hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch nước. Ông Tập xuất hiện như một ứng viên “thỏa hiệp”. Các đối thủ chính của ông, Lý Khắc Cường và Lý Nguyên Triều, đều xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, giống như ông Hồ. Đối với các nhà lãnh đạo lão thành của Đảng, ý tưởng có thêm một người nữa từ đoàn thanh niên lên nắm quyền lãnh đạo trong suốt một thập niên tới là không thể chấp nhận được, bởi điều này sẽ làm gia tăng quyền lực của một phe nhóm riêng lẻ trong khi hạn chế ảnh hưởng của các nhóm còn lại.
Ông Tập có rất nhiều lợi thế. Ông là một công chức dày dặn, có thể chấp nhận được trong mắt của các nhóm chủ đạo, các gia đình chính trị và các bậc lão thành của Đảng. Ông có một lý lịch Đảng hoàn hảo không chỉ dừng lại ở vị thế của cha ông. Ông vượt qua cuộc Cách mạng Văn hóa an toàn về mặt chính trị, cha ông được khôi phục danh dự và không bị “vết nhơ” nào trên hồ sơ của mình. Ông không dính dáng gì đến cuộc đàn áp dã man bằng quân đội ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989. Ông không liên quan đến các hoạt động tham nhũng (dù ông làm Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến hồi những năm 1990, thời điểm mà một loạt các lãnh đạo tỉnh này dính vào một vụ lừa đảo tỷ đô). Ông đã từng li dị, song người vợ thứ hai của ông, Bành Lệ Viên, là một ngôi sao theo cách riêng của bà: một ca sĩ văn công quân đội nổi tiếng toàn quốc. Ông Tập thể hiện mình đầy tự tin và nói chuyện rõ ràng trong các hoàn cảnh đời thường, không bị “nhiễm” các ngôn từ ngột ngạt thường thấy trong cách nói chuyện của các quan chức. Quan trọng nhất, có lẽ là vì các vị lão thành Đảng cho rằng họ có thể kiểm soát được ông. Theo một báo cáo của Reuters, họ quyết định chọn ông Tập vì cho rằng ông dễ uốn nắn và “thiếu một cơ sở quyền lực hậu thuẫn”.
Trên cương vị lãnh đạo chuẩn bị kế nhiệm, ông Tập dường như đã nhận được chấp thuận cho tái tập trung quyền lực ở Bắc Kinh sau một giai đoạn quyền lực bị phân tán về các “lãnh địa” xa xôi, bỏ mặc cho tham nhũng và thân hữu hoành hành. Song nếu đây là sứ mệnh thuở ban đầu của ông Tập, ông đã hoàn thành quá mức sứ mệnh ấy. Không có dấu hiệu nào hồi năm 2007 cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Đảng cố tình lựa chọn một người cứng rắn để đưa đất nước vào vòng trật tự. Một ứng viên “thỏa hiệp” cuối cùng lại trở thành nhà lãnh đạo “ít thỏa hiệp nhất”.
Nỗi ám ảnh dai dẳng
Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần.
Ông Tập cũng chú ý đến sự suy thoái ý thức hệ của Đảng, đặc trưng bởi tình trạng hối lộ tràn lan và sự trỗi dậy của các “lãnh địa” cá nhân của các nhà lãnh đạo ở cả các công ty nhà nước và tư nhân. Ở nước ngoài, ông theo dõi các cuộc “cách mạng màu” ở châu Âu và biểu tình đường phố ở Trung Đông lật đổ các chính quyền tưởng chừng không thể bị đánh bại. Song ông Tập xem báo động lớn nhất là từ sự sụp đổ của Liên Xô, ông bị khiếp sợ bởi cách mà Đảng Cộng sản Liên Xô gần như bốc hơi chỉ trong vòng một đêm. “Một đảng lớn đã biến mất, chỉ như vậy đấy”, ông nói trong một bài phát biểu hồi năm 2012. “Nói về quy mô, Đảng Cộng sản Liên Xô còn có nhiều đảng viên hơn chúng ta, song không có người nào đủ cứng rắn để đứng lên và chống chọi”. Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ sự sụp đổ của Liên Xô ngay sau khi sự kiện này xảy ra. Gần một phần tư thế kỷ sau, ông Tập có đủ lo lắng về tình trạng của Đảng mình để buộc mọi người từ các lãnh đạo cao cấp cho đến các công chức bình thường quay lại lớp học và học bài học của Liên Xô, thêm một lần nữa. “Chối bỏ lịch sử của Liên Xô, chối bỏ Lenin và Stalin, và chối bỏ mọi điều khác chính là đoạn tuyệt lịch sử”, ông nói trong một bài phát biểu khác vào năm 2012. “Điều này xáo trộn tư tưởng của chúng ta và làm suy yếu tổ chức Đảng ở mọi cấp bậc”
Cạnh tranh quyền lãnh đạo và thoái trào ý thức hệ đưa ông Tập vào một chuỗi các hành động quyết liệt. Trong vòng 200 ngày tại nhiệm đầu tiên, ông bao quát một phạm vi ấn tượng các vấn đề chính sách khác nhau và đưa ra các điều chỉnh ở một tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ vài tuần, ông đã gắn một thương hiệu – “Giấc mộng Trung Hoa – cho chính quyền của mình, ban hành các luật lệ mới khắt khe hơn nhằm giám sát hành vi của các quan chức, quyết định những tư tưởng nào được và không được thảo luận, đàn áp một tờ báo tự do ở miền nam vì những lời kêu gọi cho “chủ nghĩa lập hiến”, một khái niệm “bẩn thỉu” trong một nhà nước độc đảng. Ông cũng bắt đầu tống giam những người chỉ trích Đảng. Các luật sư vận động nhân quyền, những người đã thành công trong việc tạo ra một không gian nhỏ bảo vệ quyền công dân, lần lượt bị bắt giữ bởi cơ quan an ninh quốc gia. Các quan chức thẩm vấn hoặc bỏ tù khoảng 250 người trong số các luật sư này, trong một chiến dịch bài bản. Những người bị buộc tội phải ngồi trong trại giam mà không hề được xét xử công bằng, đôi khi trong nhiều năm. Người gần đây nhất trong số các luật sư nổi bật nhất, ông Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), đã không chính thức bị kết án cho đến tận tháng Một năm nay, sau 4 năm tạm giam.
Ông Tập giữ vững tốc độ ấn tượng này trong suốt năm 2013. Tháng 9 năm ấy, ông công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một sáng kiến sẽ cụ thể hóa kế hoạch của Bắc Kinh nhằm xây dựng và kiểm soát những con đường cả trên bộ và trên biển nối liền lục địa Á-Âu với Ấn Độ Dương tới tận châu Âu, từ đó đưa Trung Quốc trở thành một trung tâm kinh doanh và công nghệ. Ông Tập thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) bất chấp sự phản đối của Mỹ. Ông đặt mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ xóa nghèo thành công ở Trung Quốc, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ. Ông làm nóng vấn đề Đài Loan, gọi hòn đảo này là “một vấn đề chính trị không thể trì hoãn suốt nhiều thế hệ”. Ngay sau đó, Trung Quốc thực hiện một kế hoạch đã có từ lâu nhằm xây dựng các căn cứ quân sự lớn ở Biển Đông.
Quan trọng hơn hết, ông Tập đã khởi động cuộc chiến chống tham nhũng, lãnh đạo bởi ông Vương Kỳ Sơn, một trong những người cứng rắn và có năng lực nhất trong số các lãnh đạo của thế hệ ông. Quy mô của cuộc thanh trừng sau đó là khó có thể tưởng tượng: từ cuối 2012, khi chiến dịch bắt đầu, các cơ quan chức năng đã điều tra hơn 2,7 triệu quan chức và trừng phạt hơn 1,5 triệu người trong số này. Họ bao gồm 7 thành viên Bộ Chính Trị và Chính phủ, và khoảng 24 tướng lĩnh cấp cao. Hai quan chức cao cấp đã bị tuyên án tử hình. ĐCSTQ có hơn 90 triệu Đảng viên, nếu trừ nông dân, người già, và người về hưu, phần lớn trong số họ không bị chiến dịch nhắm tới, thì cuộc thanh trừng này đã xóa sạch cả một thế hệ. Quy mô này đã bác bỏ luận điểm cho rằng chiến dịch chỉ đơn thuần là một cuộc thanh trừng chính trị dưới một vỏ bọc khác. Dĩ nhiên, chiến dịch có nhắm đến một số đối thủ của ông Tập, nhưng nó đã vượt xa ra ngoài danh sách kẻ thù của ông.
Để minh họa cho tính chất không khoan nhượng của chiến dịch chống tham nhũng, hãy xem xét trường hợp của Trương Dương (Zhang Yang), một trong những tướng lĩnh kì cựu nhất và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội, cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo sự trung thành ý thức hệ của quân đội. Trong mắt công chúng, ông Trương là một công chức không có gì đặc sắc, được nhận biết trong các bức hình công vụ chỉ nhờ vào bộ quân phục của ông, khuôn mặt đầy đặn, cùng mái tóc đen bóng vuốt keo. Thế nhưng, ở trong hệ thống, ông là một người vô cùng quyền lực. Năm 2017, người ta tìm thấy ông Trương treo cổ trên trần ngôi biệt thự của ông ở Quảng Châu, bên kia biên giới với Hồng Kông. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy vụ tự tử của ông có liên quan tới tham nhũng đến từ các bài báo đăng ngay sau cái chết của ông. Mặc cho hàng thập niên cống hiến và chức vụ cao cấp của mình, Trương Dương cũng không nhận được một bài cáo phó đàng hoàng. Tờ báo ngôn luận của quân đội gọi ông là kẻ “vô đạo đức” và gọi cái chết của ông là “một cách đầy hổ thẹn để kết thúc cuộc đời” và là “một quyết định xấu nhằm tránh bị trừng phạt”. Cuộc điều tra của Đảng nhằm vào Trương không dừng lại sau khi ông này được chôn cất. Chỉ gần một năm sau, vào cuối năm 2018, ông bị khai trừ khỏi Đảng – biện pháp quen thuộc của Đảng nhằm kết luận một quan chức có tội.
Nỗ lực của ông Tập nhằm tập trung quyền lực lên đến đỉnh điểm vào cuối nhiệm kì đầu, năm 2017. Theo truyền thống của chính trị cấp cao Trung Quốc, đây phải là lúc ông Tập công bố người sẽ kế vị mình vào năm 2022. Thay vào đó, ông lại bãi bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm Chủ tịch nước, trên thực tế biến ông trở thành một lãnh đạo trọn đời.
Không có gì tồn tại mãi mãi
Ông Tập đã lựa chọn điều hành Trung Quốc như một nhà quản trị khủng hoảng. Điều này có thể giúp ông trong quan hệ đối địch tức thời với Mỹ. Song, kẻ thù của ông ở Trung Quốc và hải ngoại ngày một đông. Hàng ngàn gia đình Trung Quốc giàu có và các tay chân thân tín của họ, những người phải chứng kiến cuộc sống giàu sang và nhiều đặc quyền của mình bị phá hủy hoàn toàn bởi cuộc chiến chống tham nhũng, sẽ căm giận ông Tập trong nhiều thế hệ. Giới kỹ trị tinh hoa cảm thấy bị phản bội vì ông Tập thâu tóm quyền lực, chặn đứng cuộc cải cách tư pháp đang lên, và nâng đỡ cho kinh tế nhà nước. Cho đến gần đây, ông Tập ít khi nào lên tiếng về thành phần kinh tế tư nhân, khu vực đem lại khoảng 70% GDP của đất nước và một tỉ lệ thậm chí lớn hơn về việc làm. Sự thay đổi luận điệu của ông hồi cuối năm ngoái, khi ông mời một nhóm các doanh nhân đến buổi họp khích lệ tinh thần tại Đại Lễ đường Nhân Dân, là một dấu hiệu hiếm có cho thấy sự điều chỉnh. Trong ngắn hạn, ông Tập được thúc đẩy bởi bầu không khí “cùng đoàn kết quanh cờ tổ quốc” từ tác động của thương chiến Mỹ-Trung và luận điệu thù địch thất thường của Tổng thống Donald Trump. Song không có một vấn đề nào mà ông Tập đang đối mặt sẽ sớm biến mất.
Ở hải ngoại, đà phản ứng chống lại Trung Quốc đang lên cao. Hoa Kỳ đang đối đầu với Trung Quốc trên gần như mọi lĩnh vực từ thương mại cho đến xây dựng quân đội. Đức, ngược lại, không tập trung vào sức mạnh quân sự mà cạnh tranh về kỹ thuật công nghiệp. Australia, giống như nhiều nước khác ở châu Á, sợ phải tự bảo vệ mình trong một khu vực không còn được Mỹ bảo đảm an ninh. Nhật Bản lo lắng rằng Trung Quốc không chỉ muốn thống trị vùng biển quanh mình mà còn giải quyết cả những bất đồng lịch sử. Đài Loan, hòn đảo tự trị trong nhiều thập niên qua, lo sợ bị nuốt chửng bởi đại lục. Các nước Đông Nam Á thì lo sợ bị chèn ép. Đối với Canada, tiếng chuông báo động đến vào cuối tháng 12 năm ngoái, khi cảnh sát Vancouver bắt giữ một quản lý cấp cao của gã khổng lồ công nghệ Huawei để dẫn độ theo yêu cầu của Mỹ, để rồi chứng kiến Trung Quốc bắt hai công dân Canada và giữ họ làm “con tin ảo”. Trong khi đó ở Hồng Kông, hàng triệu người cùng tuần hành hồi tháng 6 nhằm chống lại một dự luật sẽ cho phép dẫn độ tội phạm đến đại lục, “kiểm tra” sự kiên quyết của ông Tập và sự sẵn sàng cũng như khả năng thỏa hiệp của ông.
Ngay cả Mao còn có đối thủ chính trị. Ông Tập cho đến nay đã đảm bảo ông không có đối thủ nào. Có những lý do thuyết phục để các quan chức và học giả Trung Quốc tin rằng sự dàn trải quá mức của ông Tập sẽ gây khó cho ông trước Đại hội Đảng cuối năm 2022, đặc biệt nếu kinh tế Trung Quốc bất ổn. Cho tới lúc đó, các đối thủ tiềm năng có thể sẽ sẵn sàng đánh liều công khai tham vọng của họ. Ông Tập có thể tiếp tục con đường mà ông đã đi một cách hiệu quả và loại bỏ các đối thủ. Ông có thể tận dụng những điểm yếu ở trong nước và các cuộc tranh đấu của Trung Quốc ở nước ngoài để biện minh cho sự tiếp tục cầm quyền của ông. Hoặc, có thể cuối cùng ông sẽ phải thừa nhận rằng ông, cũng như mọi người, không bất tử và sẽ đề ra một lộ trình cụ thể để bước xuống.
Tập Cận Bình đã thể hiện sự táo bạo và khéo léo đáng kể trong việc uốn nắn hệ thống khổng lồ của Đảng nhằm phục vụ cho ý chí của mình. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn, như lịch sử gần đây của Trung Quốc cho thấy, hệ thống sẽ đuổi kịp ông. Câu hỏi chỉ là khi nào mà thôi./.

NGHIEN CUU QUOC TE

CÓ LẼ, CHÚNG TA CẦN QUỲ XUỐNG

CÓ LẼ, CHÚNG TA CẦN QUỲ XUỐNG

Trong cùng một thời điểm, tin tức về những đứa trẻ tội nghiệp ở Việt Nam ập vào lòng nhân ái đang đau yếu của người Việt, không khác gì một cú knock-out chí mạng. Chúng ta - những người trưởng thành - đều lảo đảo theo những cách khác nhau.

Cuối tháng 8/2019, bé Đặng Thùy Trâm 10 tuổi, theo bà ngoại đi mò cua bắt ốc mưu sinh ở Vịnh Cam Ranh bị nước cuốn đi mà chết. Nhưng cùng với cháu, là 4 nhân mạng gia đình nghèo khó ấy cũng chết chìm theo trong buổi nhặt nhạnh cuối cùng đó. Báo Tuổi trẻ cho hay.

Cũng trong tháng 8, chuyện 2 đứa bé gái sống trong gia đình bên nội, bị tất cả gã đàn ông cưỡng hiếp, ép làm nô lệ tình dục từ lúc 10 tuổi đến 17 tuổi. Thời gian súc vật đó kéo dài suốt nhiều năm ở Xã An Trường A, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, xóm làng ai cũng biết nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương cứ làm ngơ. Mới đây, một nhóm phụ nữ làm từ thiện đến tìm hiểu và tìm cách giải cứu cho em gái nhỏ, đã bị cả gia đình đó chặn đường, hành hung, dọa giết vì sợ bị cướp đi nguồn vui thú của họ. Chuyện đồi bại huyên náo đến mức quanh vùng đều biết, chỉ những người cần phải biết thì không.

Và cuối tháng 8, những tin tức ngày càng lộ rõ ở trường Gateway, Hà Nội, cho thấy một bé trai 6 tuổi đã chết oan khuất tại nhà trường, không như những giả thuyết đánh lạc hướng đầy tính nghiệp dư của công an điều tra và ban giám đốc nhà trường, nơi được nói đến là có liên quan đến việc làm ăn của con gái đương kim thủ tướng. Nếu không có giới truyền thông tự do trên internet, không có những phụ huynh xót xa, những người vô danh giận dữ lên tiếng vì sự mờ ám, có lẽ, mọi sự đã được dàn xếp trở thành một cái chết ngớ ngẩn không liên quan đến trường Gateway đang ăn nên làm ra. Theo kịch bản, bé sẽ được chết nhạt nhòa trong nền đạo đức xã hội chủ nghĩa. Không những bé trai đó, người phụ nữ đưa đón học sinh có lẽ cũng có một số phận không lành, vì sự bộc trực của bà.

Sống hay chết, trẻ em Việt đều đang bấp bênh trước những cửa ngõ vào đời, bất chấp đầy dẫy các hội, đoàn nhân danh các em mà được xênh xang, bất chấp các lời cam kết, tuyên thệ thơm phưng phức lấy ra từ các lò bánh vẽ mỗi ngày.

Số phận có công lý của nó. Những số phận nghèo hèn hay cao sang, đều có những kịch bản-công lý bất ngờ. Trong thế giới duy vật đắc chí hôm nay, mọi nỗ lực thực tế bằng tiền của hay địa vị để mưu cầu một vị trí vượt lên đồng loại, cũng không thể chọn lựa được màu của số phận. Ngay vào lúc nhà nước giương cao ngọn cờ mãi miết vinh thân phì gia, người dân chỉ nên lo kiếm cái ăn cái mặc, những chuyện khác “hãy để cho nhà nước giải quyết”, những ví dụ ập đến, bộc lộ cốt lõi đang sụp đổ của một xã hội chỉ còn phục vụ ánh nhìn duy lợi.

Chết nhiều thật. Những con số người Việt chết hàng năm vì ung thư, tử nạn vì giao thông, chết vì tiêm chích, dịch bệnh, chết vì lũ lụt, chết trong đồn công an...trở nên là những cột mốc cao ngất, cao như một cường quốc về cái chết.

Khổ nạn nhiều thật. Những câu chuyện kể trong thời kết nối vũ trụ nghe mà sợ. Ô nhiễm tràn các con đường, bờ biển, đô thị. Đất đai bị cướp cho dự án, cho âm mưu, rừng núi trơ trọi và sông hồ cạn kiệt, người lên tiếng bị tù đày, tín ngưỡng truyền đời bị càn quét... đất nước chữ S ngày càng cong quặn vì những khổ nạn chất chồng.

Nhưng chúng ta, có thể đáng chết, có thể đáng phải nhận khổ nạn, nhưng con cháu chúng ta không đáng phải nhận những gì đang thấy, đang diễn ra hôm nay. Lẽ ra, những đứa trẻ Việt Nam phải có một cuộc sống khác, một tương lai khác. Lẽ ra, non nửa thế kỷ với một chính quyền thống nhất địa lý, trẻ em Việt phải được hưởng thụ một xã hội có một lộ trình tương lai khác.

Có lẽ, chúng ta cần phải quỳ xuống xin lỗi những đứa trẻ Việt Nam. Con cháu của một dân tộc đang chứng kiến sự nhu nhược, suy đồi và bế tắc từ cha anh của chúng. Khổ nạn hay cái chết của chúng không phải là may rủi, mà là sự thỏa hiệp và cam chịu tệ hại của chúng ta.

Có lẽ, chúng ta cần quỳ xuống xin lỗi những gia đình mang khổ nạn, đang chịu những cái chết. Vì họ là đồng bào. Vì họ cùng chia sẻ đất nước này với chúng ta trong thế kỷ bị nhà cầm quyền dẫn dắt vào mê lộ duy lợi, chỉ còn biết đến mình, tranh nhau vượt lên và hài lòng vì thấy mình đã khôn khéo hay khỏe mạnh nhất, để giành được chỗ đứng gần máng ăn của nông trại-người. Chúng ta xin lỗi vì đã mê mãi trong cuộc đua vô nghĩa, mà đau đớn nhất, con chuột đến nhất trong cuộc đua chuột, vẫn chỉ mãi là một con chuột.

Chúng ta cần xin lỗi tổ tiên, đất nước này. Vì lẽ nơi chốn đã cưu mang chúng ta, nhưng chúng ta đã quá hèn yếu và bất lực, đã để mặc cho những người cầm quyền tham danh hám lợi, đưa cuộc sống chúng ta thành một bàn cờ, mà mỗi nước đi chỉ thí mạng con người cho việc dựng lên những lâu đài mới, dòng tộc tự xưng và những bài hát màu hồng về số phận, khổ nạn, về cái chết của chúng ta, của chính con cháu chúng ta.

TUAN KHANH

HÃY DẸP BỚT KIÊU NGẠO CỘNG SẢN

HÃY DẸP BỚT KIÊU NGẠO CỘNG SẢN


Nguyễn Đình Cống
Gần đây tôi được một nhóm trí thức cử làm đại diện nhằm trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng CSVN để bàn việc tổ chức đối thoại.
Nhóm này gồm trên mười trí thức hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, được các anh Chu Hảo, Phạm Xuân Đại và tôi vận động đồng tình.

Tôi đã viết văn bản ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI, gửi ông Võ Văn Thưởng, trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN vào ngày 20 tháng 7- 2019. Văn bản được gửi bảo đảm qua Bưu điện và mang đến tận văn phòng. Cả 2 nơi đều có biên nhận. Sau vài ngày tôi gửi tiếp cho ông Nguyễn Xuân Thắng, chủ tịch Hội đồng lý luận. Cả 2 văn bản có yêu cầu được trả lời (trước ngày 20 tháng 8 với ông Thưởng, trước ngày 27/8 với ông Thắng).

Thế nhưng cho đến ngày 30 tháng 8, tôi không nhận được một thông tin gì từ phía các ông. Họ không trả lời, dù một câu qua điện thoại, rằng đã nhận được đề nghị.

Tại sao vậy?
Quá bận chăng?
Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng thái độ kiêu ngạo cộng sản. Kiêu ngạo này là của cá nhân hay là một chủ trương của Bộ Chính trị mà các ông phải chấp hành. Dù sao thì đây cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.

Ông Thưởng từng phát biểu: “Đối thoại, tranh luận tạo cơ sở để hình thành chân lý”. Từ chối đối thoại phải chăng Ban Tuyên giáo, Hội đồng lý luận của ĐCSVN không muốn, không cần tìm chân lý.

Các vị lãnh đạo ĐCSVN có một nhầm lẫn tai hại, nghĩ rằng dựa vào đội ngũ trí thức của Đảng, dựa vào các ban ngành, các hội đồng, hội thảo mà họ có thể tìm thấy toàn bộ sự thật.

Không đâu. Vì kém trí tuệ, thiếu dũng cảm, yếu về phương pháp, lại bị ý thức hệ Mác Lê không chế, bị các điều cấm đảng viên kiềm tỏa nên các trí thức và cán bộ của Đảng chỉ có thể tìm ra một phần của sự thật mà lãnh đạo muốn nghe. Mà khốn thay đa số những phần đó không chứa đựng bản chất thường ở dạng ẩn giấu.

Tiếc thay vì kiêu ngạo CS mà lãnh đạo Đảng đã bỏ qua một cơ hội trao đổi với một số trí thức của dân tộc.

Đối lại với thái độ kiêu ngạo và coi thường người dân của các tổ chức và cán bộ ĐCSVN, tôi công khai ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI này để dư luận rộng rãi được biết.

Sau đây là văn bản gửi ông Thưởng. Văn bản gửi ông Thắng có nội dung tương tự, chỉ thay đổi vài câu liên quan đến vai trò cá nhân.

*

                                       Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2019     
                 ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI
Kính gửi Ông Võ Văn Thưởng - Trưởng Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thưa ông,
ĐCSVN đang chuẩn bị đại hội XIII để thảo luận và quyết định nhiều điều quan trọng liên quan mật thiết đến vận mệnh đất nước chứ không phải chỉ riêng cho Đảng. Vì lẽ đó mà chúng tôi, những người tự nhận là nhân sĩ, trí thức yêu nước thấy có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng.

Việc góp ý bằng kiến nghị, bằng thư như vẫn làm trước đây đã tỏ ra có rất ít tác dụng. Thấy rằng chỉ còn việc tổ chức đối thoại là biện pháp có hiệu quả trực tiếp hơn. Chính ông là người biết rõ và đã đề xướng việc này và đã từng phát biểu: “ Không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

Đó là đối thoại giữa A và B
Bên A là Đảng và Chính quyền. Người đại diện có thể là chính ông, cấp cao hơn và các cộng sự.
Bên B là một số cá nhân, bất đồng về vài đánh giá tình hình hoặc đường lối do bên A công bố. Họ có thể là đại diện cho một vài tổ chức xã hội dân sự hoặc chỉ là cá nhân độc lập, có thể là đảng viên đang sinh hoạt, đảng viên đã từ bỏ Đảng hoặc người ngoài Đảng. Họ có kiến thức và thái độ ôn hòa.

Hiện nay tồn tại một vài lực lượng và cá nhân chống cộng cực đoan, bên B không bao gồm những người như vậy.

Phải đối thoại vì quan điểm của A và B có nhiều trái ngược mà bên nào cũng tự cho mình là đúng và phản bác bên kia.
A là chính thống, tự nhận hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ, cho B là thế lực thù địch, không chịu hợp tác, tìm cách loại bỏ.
B tự cho mình là những người yêu nước chân chính, chỉ một lòng vì nước vì dân, phê phán A là giáo điều, cố chấp, phản tiến bộ, phản dân chủ, gây ra nhiều tai họa, làm kìm hãm sự phát triển đất nước.

Những trái ngược như vậy làm chia rẽ dân tộc, làm yếu đi sức mạnh tổng hợp cần thiết cho phát triển. Đặc biệt nó có thể làm cho những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đánh giá sai tình hình, từ đó đề ra những chủ trương đường lối không hợp quy luật, trước mắt là việc chuẩn bị ĐH XIII của Đảng.

Đối thoại tạo cho mỗi bên trình bày và bảo vệ quan điểm, tiếp nhận những lập luận và phê phán của bên kia để điều chỉnh và hoàn thiện nhận thức, để hợp tác, tìm ra đâu là sự thật, đâu là nguyên nhân cơ bản, chỉ ra việc nào dân tộc cần làm, tìm ra con đường cần đi và đích cần đến...

Đối thoại chứ không phải đấu tranh hoặc đối đầu. Tốt nhất là tổ chức được những buổi đối thoại công khai để cho nhân dân có thể theo dõi và đánh giá. Tuy vậy trước mắt có thể tổ chức những buổi đối thoại trong phạm vi hẹp.

Thưa ông Trưởng Ban Tuyên giáo,
Trong tình hình hiện nay bên B không thể tự đứng ra tổ chức để mời A đối thoại. Nó chỉ có thể xuất phát từ bên A, mà cụ thể là từ Ban Tuyên giáo. Các ông có thể viện cớ trì hoãn vì Ban Bí thư chưa soạn xong Quy định về đối thoại. Đó là ngụy biện. Để đối thoại điều cần thiết đầu tiên là thiện chí của hai bên. Có quy định của ai đó để tham khảo thì cũng tốt, mà không có cũng được, trong quá trình chuẩn bị hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về các điều khoản. Nhưng nếu không có thiện chí thì có thể tìm ra nhiều lý do để lẩn tránh.

Đối thoại giúp mỗi bên phát hiện ra những nhận thức mới, những sự thật mà trước đó chưa thấy hoặc bị nhầm. Khi có thiện chí thì đối thoại sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho mỗi bên. Thế nhưng việc đối thoại đang gặp một số cản trở về tâm lý, đó là sự đánh giá nhầm của bên này về bên kia và tự đánh giá nhầm về mình.

A có những đánh giá nhầm về B như ghép họ vào cùng loại người “thoái hóa đạo dức”, hiểu nhầm đến quy kết sai mục tiêu và đánh giá sai phẩm chất của B.

A tự đánh giá quá cao, không thấy được những sai lầm từ bản chất, phản ảnh không đúng thực tại. Lãnh đạo Đảng quá tin vào những điều không có thật nên đã đề ra và thực hiện một số điều trái quy luật.

B có thể chưa hiểu hết về A cũng như cần được A chỉ ra những nhược điểm phạm phải.

Việc đối thoại cũng nhằm để cho những trí thức chân chính được bày tỏ quan điểm và đánh giá với phương châm “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, nhưng trước hết là để cho Đảng tiếp cận với những nguồn thông tin quan trọng.

Để có thể tổ chức và bắt đầu đối thoại cần phải có với nhau một số thỏa thuận về: Vấn đề đưa ra, người trực tiếp đối thoại ở mỗi bên, người tham gia và chứng kiến, cách tiến hành, địa điểm, thời gian, cách đưa thông tin và bảo mật, v.v. Những vần đề này chúng tôi đã chuẩn bị, nhưng chưa tiện trình ra đây. Điều quan trọng nhất là về phía Đảng, các vị có thấy được sự cần thiết và chấp nhận đối thoại hay không.

Thưa ông,
Gửi thư này đi chúng tôi mong nhận được trả lời chính thức trong thời gian một tháng để còn chuẩn bị những việc cần thiết.
Để tiến hành việc này, ban đầu chúng tôi gồm một số trí thức thống nhất với nhau, chấp nhận GS Nguyễn Đình Cống làm đại diện. Mọi thông tin liên hệ theo địa chỉ sau:
Số ĐT: 0389 578 620
Email: ndcong37@gmail.com
Gửi thư: Nguyễn Đình Cống- 7A. ngách 23, ngõ 102. Phố Hoàng Đạo Thành , Phường Kim Giang, Q. Thanh Xuân- Hà Nội.
Xin gửi ông lời chào trân trọng.

N.Đ.C.

Tác giả gửi BVN

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

VỤ ÁN TRƯỜNG GATEWAY - TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH

VỤ ÁN TRƯỜNG GATEWAY - TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH

BẤT THƯỜNG KHÓ HIỂU RỒI TỰ NHIÊN LẠI DỄ HIỂU VÌ SAO


Hôm 19/8 xuất hiện tin đồn ông lái xe Doãn Quý Phiến tử vong không rõ nguyên nhân trên mạng xã hội do nhà báo “dởm” Đặng Như Quỳnh nào đó đưa lên đã buộc Công an Cầu Giấy phải khẩn cấp đến ngay nhà ông này để xác minh thực hư, đồng thời cũng tại thời điểm này chắc có tín hiệu lo sợ gì đó mà bà Nguyễn Bích Quy vội làm đơn đề nghị văn phòng luật “Thành Sơn và các cộng sư” trợ giúp pháp lý. Trên mạng xã hội ngay sau đó xuất hiện bản tường trình của bà Quy về diễn biến trong ngày xảy ra sự cố cháu Lê Hoàng Long, 6 tuổi học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Gateway. Đến nay gia đình ông Phiến vẫn không thấy kiện ông Quỳnh vì tội tung tin lên mạng ông Phiến đã chết làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Cả hai người này đều liên quan đến việc đưa đón bé Long đến trường Gateway trong buổi sáng định mệnh ngày 6/8/2019. Sáng ngày 20/8, Công an Cầu Giấy gửi ngay giấy mời bà Quy lên trụ sở làm việc để lấy lại lời khai và bà không may mắn như ông Phiến được Công an đến tận nhà riêng thăm hỏi. Từ thời điểm này vụ bé Long tử vong mới lại tiếp tục dậy sóng trên dư luận sau gần chục ngày tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên cũng chỉ được ba ngày thì mạng xã hội và báo điện tử chính thống đã phải nhường chỗ cho việc đăng tải video màn trình diễn “ca chửi” của đại úy công an quận Đống Đa, Hà Nội Lê Thị Hiền với nhân viên hàng không và an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra vào ngày 11/8/2019. Tin hót này đã lấn lướt át đi thông tin về cuộc họp báo của bà Quy tại văn phòng luật “Thành Sơn và các cộng sư”tổ chức chiều hôm qua ngày 22/8/2019.

Riêng tôi, thật lòng không mấy quan tâm đến thái độ của cô đại úy công an Hiền này, vì đó là bản chất cá nhân của đa số những người trong ngành, sẽ bộc lộ rõ nét khi bị ai đó dám động chạm đến quyền lợi của mình. Trở lại với vụ cháu Long trường Gateway tử vong chúng ta sẽ thấy để giữ bằng được lợi ích và thể diện của mình, những người có quyền lực sẵn sàng đối phó và dối trá đến mức kinh khủng như thế nào.

Chỉ còn ba ngày nữa là đến hẹn cơ quan điều tra phải công bố nguyên nhân gây tử vong cho cháu Long. Với trình độ pháp y bây giờ, tôi trộm nghĩ chỉ vài giờ sau khi khám nghiệm, xét nghiệm, người ta dễ dàng phát hiện ngay nguyên nhân gây tử vong.Tuy nhiên trong vụ này cơ quan điều tra lại xử sự theo kiểu quá xa lạ, không theo chuẩn mực pháp lý thông thường khi cố tình bỏ qua mọi chứng cứ hiện nhiên chỉ nhằm mục đích gây dư luận buộc tôi cho bà Quy theo ý muốn của một thế lực vô hình đáng sợ. Chưa có vụ án nào lại có quá nhiều hiện tượng bất thường dẫn đến khó hiểu, nhưng rồi ai cũng hiểu được đằng sau động cơ không bình thường này là những toan tính vì lợi ích quá lộ liễu. Chúng ta hãy xem xét những tình tiết bất thường dưới đây để có thể tự phán đoán ra được mọi nguyên nhân vì sao lại có quá nhiều tình tiết bất thường như vậy, cũng như nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của cháu Long:

1. Ngay trong ngày 6/8 Hội đồng trường đã tổ chức họp đồng ý để hai cổ đông nhỏ có tên là Nguyễn Thị Xuân Trang và Trần Thị Huyền ( mỗi người sở hữu 14,3% tổng số cổ phiếu) rút hết toàn bộ cổ phần khỏi Tập đoàn Edufit. Đến hôm sau báo đầu tư đã không còn 2 tên cổ đông Nguyễn Thị Xuân Trang và Trần Thị Huyền trong đăng ký kinh doanh của Tập đoàn Edufit và tất cả các trang báo điện tử đều đã sửa các bài viết có liên quan đến các cổ đông của Tập đoàn này không còn cái tên Nguyễn Thị Xuân Trang và Trần Thị Huyền. Một sự trùng hợp đáng ngờ.

2. Mặc dù trong cả ngày 6/8 nhà trường không thông báo cho gia đình về việc vắng mặt cháu Long tại lớp học và chưa điều tra nhưng bà chủ tịch Hội đồng trường Gateway Trần thị Hồng Hạnh vẫn khẳng định trong bản tường trình là nhà trường đã bỏ quên cháu Long trên xe đưa đón học sinh đến trường. Một người có thần kinh bình thường như bà Hạnh chắc chắn không thể tin một cậu bé khỏe mạnh đã 6 tuổi vui vẻ lên xe từ điểm đón tới trường chỉ trong vòng hơn 10 phút mà lại có thể nhanh chóng ngủ ở trạng thái không nằm mà ngồi lại say sưa đến mức các bạn xuống mà không hề biết gì!!!.Tại sao bà Hạnh lại phải khẳng định là lúc được phát hiện trong xe, cháu Long mới chỉ bất tỉnh? Tại sao giáo viên của trường lại phải nói dối bà Quy và bố mẹ cháu Long, không nói với họ là cháu Long gặp họa !!!. Tại sao nhà trường lại cương quyết không cho gia đình bé Long gặp những người có liên quan như bà Quy, ông Phiến, các giáo viên... theo yêu cầu để ký biên bản.

3. Chiếc xe lúc chở các cháu đi học rèm được kéo ra hết, nhưng lúc đi đón các cháu rèm đã được che kín lại, kính thì màu đen và biển số xe lại bị che mờ đi??? Vị trí bé Long nằm trong xe không tự nhiên. Tại sao lại xuất hiện quả bóng bay vàng trong xe? Liệu đó có phải là thứ để linh hồn cháu Long biết mà theo vào xe từ bên ngoài hay không? Trong xe không có mùi gì khác lạ khi có người ở trong đó suốt 9 giờ đồng hồ (chẳng nhẽ bé Long không đi vệ sinh lần nào).

4. Khi ở bãi xe của Học viện báo chí, lái xe Doãn Quý Phiến bước lên xe, mở cửa xe ngồi lên ghế lái trong suốt quãng đường đến trường Gateway mà không nhìn thấy cháu Long nằm bất động ở ngay sau lưng ghế của mình chỉ cách vài tấc quả là điều thậm vô lý, khó tin. Mặt khác theo dữ liệu các video đã được báo chí đăng tải, lái xe Phiến chở bé Long rời chỗ đỗ ở Học viện báo.chí tuyên truyền lúc 15h43 và đến 16h15 đỗ trước trường để đón các cháu. Đoạn từ học viện BCTT đến trường Gateway chỉ hơn 1km, xe chạy cùng lắm chỉ mất 2 đến 4 phút . Nhưng lái xế Phiến đã cần đến những 32 phút để đi. Như vậy trong 32 phút ngồi ngay sát thi thể cháu Long, lái xe Phiến đã làm gì? Sau khi phát hiện tử thi bé Long ông Phiến vẫn bĩnh tĩnh như không có gì xảy ra, vẫn có thể lái xe đưa trả các cháu về nhà và lái xe trở về trường Gateway.

5. Tại sao lại đã có người đứng sẵn ở gần cửa xe, chỉ chờ bà Quy mở cửa xe, các cháu thấy thi thể cháu Long hét lên là vội chạy tới ôm bé Long vào trạm y tế của Trường. Khi lên xe cháu Long mặc đồng phục áo đỏ, nhưng khi phát hiện thi thể đã chết lại mặc áo trắng xám. Công an Cầu Giấy đã cùng bà Quy xem đoạn video ở cầu thang chung cư nhằm xác nhận khi lên xe cháu mặc áo đỏ vậy tại sao mấy hôm nay lại yêu cầu bố mẹ và dì của cháu xác nhận thêm về chuyện này, mục đích là gì?.

6. Dữ liệu các camera tại cổng trường buổi sáng, trong khuôn viên nhà trường, dọc hành lang và trước cửa lớp học của cháu Long, camera hành trình của xe và ngay cả camera toà chung cư nơi cháu sinh sống hình như đã được công an thu giữ nhưng lại tuyên bố đã bị xóa hết. Nếu Công an đã có đoạn video đếm các cháu xuống xe qua cổng vào trường sao không cho bà Quy xem trong mấy ngày 7-9/8 mà phải mãi đến chiều ngày 20/8 mới cho xem. Liệu đoạn video này có bị cắt sửa gì không? Làm sao khẳng định được không có bé Long trong 12 cháu học sinh đã xuống xe đó. Nếu đã khẳng định cháu Long bị quên ở trên xe thì dữ liệu camera của nhà trường sẽ là bằng chứng để chứng minh điều đó, và sẽ chẳng dại gì mà người ta phải xóa bỏ nó đi?

7. Tại sao lại phải phong tỏa không cho những người có liên quan đến quá trình lên xuống xe và buổi học của cháu Long như: cô giáo chủ nhiệm, các bạn đi cùng chuyến xe, các bạn cùng lớp và đặc biệt hơn là chính lái xe Phiến được tiếp xúc với các nhà báo, với những người xung quanh như bình thường. Trong thực tế ông Phiến luôn trốn ở trong nhà không đi ra ngoài, phụ huynh của các cháu và gia đình cũng được cảnh báo không được tiết lộ thông tin cho bất cứ ai. Tất cả những người có liên quan này đều không được công khai danh tính, hình ảnh. Tất cả họ đều lặng im, không thấy được các nhà báo phỏng vấn nếu được quan tâm như ở các vụ án bình thường khác.

8. Tại sao ngay từ đầu cơ quan điều tra lại có thể khẳng định được ngay cháu Long bị bỏ quên trên xe mà không nghi ngờ có thể đó chỉ là hiện trường giả. Tại sao cơ quan điều tra lại không niêm phong trường, phòng học, phòng y tế (nơi có những tờ giấy thấm máu của cháu Long), những nơi liên quan đến buổi học của cháu mà chỉ có chiếc xe bị niêm phong? Không niêm phong hai chiếc áo của bé Long để xác định dấu vân tay để lại trên đó. Liệu có phải nghiệp vụ của cơ quan điều tra lại yếu kém vậy hay sao hoặc họ đã được định hướng phải có kết luận điều tra sẵn rồi, kéo dài ngày chỉ để cho dư luận thấy vụ án này quá phức tạp? Một vụ án ngay từ đầu đã có kết quả điều tra bỏ túi chăng.

9. Những vụ án không hề có bất kỳ một manh mối nào nhưng hàng ngày dù ít hay nhiều cơ quan điều tra vẫn thông báo với báo chí là vụ án đang được điều tra đến giai đoạn nào? Vụ này chấn động cả nước mà suốt thời gian dài, không hề có thêm môt tin tức gì từ các tờ báo chính thống, mặt khác tin trước đã đăng thì chỉ vài giờ sau lại bị xoá đi!!!

10. Khi có tin đồn trên mạng xã hội là ông Phiến tự tử, Công an Cầu Giấy vội đi xác minh ngay. Đồng thời khi thấy bà Quy cho đăng bản tường trình về diễn biến đưa đón học sinh trong ngày 6/8 trên mạng là ngay hôm sau đã mời bà Quy đến trụ sở CA quận làm việc, lấy lại lời khai. Việc buộc bà Quy phải ký vào tờ khai khi bà ấy đọc thấy những điều không đúng quả là không bình thường. Hơn nữa có người luôn tìm cách đến nhà yêu cầu bà Quy phải hoàn thiện Hợp đồng, phải chấp nhận gợi ý đã được tập huấn đưa đón các cháu và tự nhận trách nhiệm về việc bỏ quên cháu cũng không bình thường.

11. Một số nickname ảo đăng trên mạng xã hội đổ lỗi cho lái xe đánh cháu Long do nghịch ngợm hay nguyên nhân chết vì sốc nhiệt vì cháu bị bỏ quên trên xe có vẻ như là một chiêu bài định hướng dư luận, tuy nhiên với kết quả khám nghiệm tử thi và các nghi vấn và bằng chứng quá rõ ràng thể hiện cháu không thể bị bỏ quên trên xe thì người ta khó có thể che giấu được nguyên nhân cái chết uẩn khúc của cháu Long.

12. Sử dụng một thế lực công nghệ thông tin cực mạnh và truyền thông chính thống để đối phó với dư luận. Thế lực này sẵn sàng ngăn chặn, khóa, xóa các bài viết trên website, blogost, nhóm và các tài khoản FB nhiều người đọc có nội dung bất lợi cho định hướng điều tra của họ.

Căn cứ vào các tình tiết bất bình thường nêu trên chúng ta hiểu được tại sao Công an lại phải điều tra khó khăn và đòi hỏi thời gian quá dài như vậy để xác định nguyên nhân cháu Long bị tử vong. Những tình tiết bất thường làm chúng ta khó hiểu với cơ quan điều tra. Nghĩ cho kỹ thì các sỹ quan và chiến sỹ công an đều có con, em ở độ tuổi như bé Long và họ đều có lương tâm, có trái tim thánh thiện nhưng buộc họ phải làm theo những kẻ đầy quyền lực vô lương nếu không muốn mất vị trí và nồi cơm nuôi sống gia đình mình. Với trình độ nghiệp vụ của họ, vụ án này chỉ trong một hai ngày là đủ để họ khám phá ra mọi chuyện nếu các đương sự, đối tượng liên quan là người dân bình thường. Ngay những người không có nghiệp vụ điều tra như chúng ta chỉ cần qua những thông tin có được trên báo chí, mạng xã hội và kinh nghiệm sống đều có thể nhận định cháu đã tử vong vì nguyên nhân gì đó chứ không phải bị bỏ quên trên xe, trừ những người cố tình tin vào điều đó. Vấn đề ở đây là người ta có thể bất chấp tất cả, lương tâm và công lý để “bẻ lái” tìm cho bằng được cái nguyên nhân hợp lý cho định hướng ban đầu để khỏi mất một nguồn lợi kếch sù đang đợi chờ phía trước và tránh tội làm hiện trường giả. Tuy nhiên điều này chỉ có thể có lợi cho những kẻ lắm tiền đầy quyền lực. Những cán bộ công an điều tra được gì ngoài những lời hứa hão, để rồi có khi lại phải đứng ra chịu tội thay. Hãy xem tâm trạng chán chường của nữ điều tra viên khi phải tiếp và lấy lời khai của bà Quy thông qua lời tường thuật lại của bà với luật sư. Họ buộc phải tuân theo cấp trên khi mà trong lòng họ không hề muốn như vậy.

Đến đây, tôi nhớ lại chuyện một bác sỹ quân y, vợ một anh đồng nghiệp từng công tác cùng cơ quan với tôi đã phải dứt áo rời bệnh viện 108 sang bệnh viện Bạch Mai công tác chỉ vì cắn rứt lương tâm khi phải sửa lại biên bản nguyên nhân tử vong của một vị đại tướng giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Hy vọng trong những ngày tới, cơ quan điều tra công bố nguyên nhân tử vong của cháu bé không mâu thuẫn với các chứng cứ thực tế, mâu thuẫn với các tổn thương thi thể của cháu bé.

Bài phân tích của Phan Doc Lap
23- 8 -2019

4 phó tổng giám đốc MobiFone bị khởi tố

4 phó tổng giám đốc MobiFone bị khởi tố

Bộ Công an khởi tố ông Nguyễn Đăng Nguyên (phó tổng giám đốc phụ trách MobiFone) cùng bốn người do liên quan vụ án mua AVG.

Hai xe biển xanh 80 đỗ ở sảnh toà nhà MobiFone và nhiều cán bộ Viện Kiểm sát lên xe rời đi lúc 20h30 Ảnh. Phạm Dự
Xe công vụ chở cán bộ VKS đến MobiFone trong tối 26/8. Ảnh: Phạm Dự
Quyết định khởi tố được Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ký ngày 26/8 và VKS đã phê chuẩn. 5 bị can đều là lãnh đạo đương nhiệm của Tổng công ty Viễn thông MobiFone, gồm các ông, bà: Nguyễn Đăng Nguyên (43 tuổi), Nguyễn Bảo Long (43 tuổi, Phó tổng giám đốc), Hồ Tuấn (54 tuổi, Phó tổng giám đốc), Nguyễn Mạnh Hùng (50 tuổi, Phó tổng giám đốc) và Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng quản trị). Cả 5 cùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 220, Bộ luật Hình sự 2015, được tại ngoại.
Bộ Công an cho biết việc ra quyết định tố tụng với 5 bị can nằm trong diễn biến điều tra mở rộng vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ" xảy ra tại Tổng công ty viễn thông MobiFone và các đơn vị liên quan.
Liên quan vụ án, ngày 12/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can, tạm giam ông Phạm Nhật Vũ (47 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn cầu – AVG) để điều tra tội Đưa hối lộ, theo khoản 4 điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cùng ngày, ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn (hai cựu bộ trưởng Thông tin Truyền thông) bị khởi tố thêm tội danh thứ hai về hành vi Nhận hối lộ, theo điều 354 Bộ luật Hình sự. Trước đó hai tháng, ông Son và Tuấn bị khởi tố, tạm giam về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Sai phạm của MobiFone khi mua AVG. Đồ hoạ: Việt Chung
Sai phạm của MobiFone khi mua AVGĐồ hoạ: Việt Chung
Ngoài các bị can trên, nhà chức trách đã khởi tố gần 10 người gồm: ông Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone), Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc), Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Thông tin Truyền thông) cùng Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (nhân viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX)...
MobiFone thành lập năm 1993, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, vốn chủ sở hữu 15.000 tỷ đồng. Tháng 11/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao MobiFone về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tháng 3/2018, công bố kết luận thanh tra toàn diện dự án, Thanh tra Chính phủ xác định việc MobiFone mua AVG là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng.
Bá Đô - Việt Dũng - Phạm Dự

BẮT GIAM BÀ QUY CHỈ CÓ THỂ LÀ ĐỂ TIỆN BỀ ÉP CUNG

BẮT GIAM BÀ QUY CHỈ CÓ THỂ LÀ ĐỂ TIỆN BỀ ÉP CUNG



Ngay sau khi bà Nguyễn Bích Quy bị công an bắt đột ngột (theo phản ánh của luật sư), một vài facebooker độc địa đã quay ra... chửi luôn luật sư và mạng xã hội, đổ tại luật sư và dư luận trên mạng xã hội nên bà Quy mới bị bắt.

Chắc ý họ là bà Quy phải im miệng ngay từ đầu vụ án, ngoan ngoãn hợp tác với công an và chấp nhận tất cả mọi hướng điều tra, mọi lời buộc tội bà? Ngay cả quyền tự vệ, bà Quy cũng không được phép có? Còn dư luận thì phải tin tưởng tuyệt đối vào cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới, phải thế không?

Những kiểu tư duy ấy, đầu óc ấy không chỉ thể hiện sự kém hiểu biết về pháp luật mà còn bộc lộ tâm địa độc ác nữa.

Lưu ý rằng việc bắt bà Quy diễn ra... bất ngờ như đánh úp, không có sự hiện diện của luật sư của bà, và nghiêm trọng hơn, bà Quy không thuộc diện đối tượng phải bị bắt tạm giam. Hành động bắt người này không chỉ vi phạm chuẩn mực tố tụng (như quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) mà còn tiềm ẩn âm mưu bắt giữ như một biện pháp đe dọa, ép cung, đặc biệt khi bà Quy là người yếu thế.

Kể từ giờ phút bà Quy bị còng tay đưa đi, chúng ta có quyền nghi ngờ rằng bà sẽ bị ép cung trong trạng thái bị cô lập hoàn toàn, không được tiếp xúc với luật sư, gia đình hay bất kỳ ai khác có thể nâng đỡ tinh thần hay bảo vệ bà. Vụ án có khả năng sẽ chuyển theo những hướng điều tra khác có lợi cho thủ phạm/ nhóm lợi ích có liên quan.

Nếu không phải bà Quy - người phụ nữ thuộc tầng lớp dân đen thu nhập thấp, ít hiểu biết... - mà là ái nữ, vợ, con gái, bồ của một quan chức nào đó thì sao? Thì chúng ta đều hiểu rồi: Nói chung là thách cơ quan công an động đến lông chân của bà luôn.

* * *

Yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra trả tự do cho bà Nguyễn Bích Quy ngay lập tức, và bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý, được luật sư bảo vệ của bà Quy.

Kính mong các luật sư của bà Quy hết lòng giúp đỡ, bảo vệ bà Quy.

Chúng ta đã mất cháu bé Lê Hoàng Long trong một vụ việc đầy khuất tất, đầy màu sắc của sự vô trách nhiệm, mưu mô, tàn nhẫn. Chúng ta không thể để người vô tội phải vào tù, phải trở thành nạn nhân của bất công và sự tàn bạo của nhóm lợi ích trong xã hội này.

PHAM DOAN TRANG

Gateway, đừng ác một cách vô nhân tính như thế!

Gateway, đừng ác một cách vô nhân tính như thế!

Hoàng Nguyên Vũ
Cứ giả sử như là cháu Long chết trên xe. Cứ giả sử như là bà Quy bỏ quên cháu thật. Cứ giả sử như cái trường quốc tế kia đã thành công trong việc muốn người ta phải tin cháu chết vì bị bỏ quên trên xe. Thì:
– Cháu Long đã bị cô giáo chủ nhiệm quên, đã bị chính những người thu tiền cha mẹ cháu cũng như thu tiền bao cháu khác quên. Và bị chính cái ngành giáo dục này quên. Họ đã quên có một đứa bé tồn tại trên đời này. Họ khốn nạn đến thế và hiện họ vẫn ung dung tồn tại. Họ chưa bị bắt, giống như cơ quan pháp luật đang bắt bà Quy. Nhưng chắc chắn rằng, nghiệp sẽ không buông tha cho họ!
– Về nghĩa đen, ai là người cuối cùng quên cháu? Nếu bà Quy và lũ trẻ đi rồi, ông tài xế Phiến chính là người bỏ quên cháu Long. Một cái cửa đẩy rộng thênh thang. Một chiếc kính chiếu hậu to lù lù. Ông không nhìn thấy gì sao? Và ông đóng nó lại, để đứa bé bị nhốt để rồi chết trong đó. Ông Phiến đâu? Nếu ông ấy còn sống, sao chưa thấy tin tức về trách nhiệm của ông trong cái chết của đứa trẻ, mà lại đi thanh minh một tin đồn rằng ông ấy còn sống?
Một bà dẫn trẻ không thể một mình làm trẻ chết. Và cũng không một mình nhận hết mọi thứ. Ai đã không gọi cho bà nói rằng rõ ràng hôm nay đang thiếu một đứa trẻ? Ai đã không gọi cho cha mẹ cháu hỏi sao hôm nay không dẫn cháu đến trường? Ai đã không gọi cho tài xế để hỏi hôm nay có qua nhà đón cháu không?
Quên ư? Đừng ác với người dân như thế chứ? Như thế này mà có thể nói là quên được?
Rồi, tôi không giả sử cháu bị chết ngạt được. Mặc dù, với một đứa trẻ chết, tôi có quyền đặt nhiều câu hỏi hơn. Thì rằng, bao nhiêu người có lương tâm đã đặt rồi.
Một đứa trẻ chết ngạt trên xe tự ngoan ngoãn thay áo màu trắng rồi tự biển thủ luôn cái áo màu đỏ, sau đó nằm chết một cách ngoan ngoãn, để rồi khi được bê xuống khỏi xe, cơ thể thẳng tưng thế được ư?
Không, cái tư thế chết thẳng tưng ấy, khó có thể là tư thế của một em bé bị chết ngạt. Và cứ cho là chết ngạt đi, trên cái băng ghế chật chội và ngắn, chân em bé có thể duỗi thẳng được như thế không?
Rồi nữa, nhìn kỹ đi, khi bé được bế xuống khỏi xe. Khi cửa xe mở, có một người đàn ông tự dưng lao ra bay qua cả hàng rào an ninh bế bé rất vội vàng vào trường.
Nhân vật này là ai? Tại sao biết trên xe có một em bé chết khi xem ở cự ly rất xa, trong khi bảo vệ thì vẫn đi thủng thẳng, rồi từ đâu trong góc khuất, ông ta nhảy ra bế cháu Long vào vội vàng như thế?
Phải chăng trong cái nhanh của anh ta, trong cái clip hiếm hoi trong hệ thống camera chết ngắc, đúng hơn là chết tiệt, cũng đã hé mở khá nhiều sự thật? Ừ, cũng phải tòi một clip còn lại cho thấy cháu “chết trên xe”, nhưng lại cho thấy một sự thật khác, một người đàn ông như được “cài đặt sẵn” chế độ lao ra và bế cái xác vào ngay tức khắc.
Vâng, oan hồn hồn hiện, quả báo chẳng trừ ai đâu. Ác cũng ác vừa phải thôi, đừng ác một cách vô nhân tính như thế.
Một số ảnh chụp từ camera của trường:
Bình Luận từ Facebook
Hoàng Nguyên Vũ