Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức. Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai. Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch.


Cao Gia An, SJ - CTV Vatican News
Văn hoá Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…
Em là ai?
Suốt mấy ngày nay tấm hình và bức ảnh chụp tin nhắn của em liên tục xuất hiện trên trang nhất của những tờ báo lớn nhất nước Anh và cả Châu Âu. Em có một ánh mắt biết nói, một gương mặt dễ nhìn. Vành tai em cài một bông hoa sứ trắng. Người Châu Âu bàn luận: em có một gương mặt thiên thần, nhưng sao lại phải gánh chịu một số phận khắc nghiệt đến vậy?
Tôi sợ rằng sự khắc nghiệt ấy không chỉ là số phận của riêng em.
Tôi sợ rằng những thiên thần phải gánh chịu đoạ đày đã trở thành số phận khắc nghiệt của rất nhiều người trẻ Việt ngày nay.
Tôi không biết em là ai, nhưng trong câu chuyện của em tôi gặp lại câu chuyện của nhiều bạn trẻ mà tôi đã từng gặp gỡ. Gặp nhau trên xứ lạ. Chúng tôi đều là những kẻ tha hương. Có những người mới gặp tôi, chưa kịp nói gì thì đã khóc. Lý do chỉ đơn giản thế này thôi: lâu lắm rồi con mới được nghe lại tiếng Việt!
Có lần tôi giảng tĩnh tâm cho một nhóm người Việt. Nhóm tĩnh tâm ấy có nhiều bạn trẻ. Nhờ họ mà cuộc tĩnh tâm của tôi có màu sắc rộn ràng và vui tươi hơn. Đêm cuối của cuộc tĩnh tâm, chúng tôi ngồi lại bên nhau ôm đàn guitar và hát say sưa. Tự nhiên một bạn lên tiếng: mai là phải chia tay rồi… Vậy là cả nhóm lặng ngắt. Chẳng còn ai hát nổi. Họ tiếc những giây phút thanh thản và bình an của cuộc tĩnh tâm. Nhưng quan trọng hơn, tôi biết, họ sợ cuộc sống phía trước. Tĩnh tâm kết thúc nghĩa là họ lại phải trở lại đối diện với cuộc sống thực tế của họ. Họ sợ ngày mai…
Nhiều người trong số họ đang sống cuộc sống của người nhập cư bất hợp pháp. Chẳng giấy tờ tuỳ thân. Chẳng một ai thân thích. Chẳng được hưởng một quyền lợi gì. Ai cũng có thể bắt nạt và chèn ép họ được. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị bắt và bị trục xuất.
Ngày mai họ lại đi cày. Người nào có nghề một chút, may mắn một chút, thì được làm đầu bếp. Một ngày quần quật hơn mười tiếng đồng hồ với củi lửa và dầu mỡ. Người nào chưa có tay nghề, mà may mắn, thì vẫn tìm được việc dọn dẹp bếp núc rửa chén rửa bát. Có người làm việc lúc nhà hàng đã đóng cửa tắt đèn. Một mình họ dưới tầng hầm làm việc từ khuya đến sáng sớm, chuẩn bị cắt gọt rau quả và mọi thứ sẵn sàng cho đầu bếp nấu nướng trong ngày mới. Cũng có những người chấp nhận chui xuống hầm sâu hơn nữa, ở đó cả vài tháng không trồi lên mặt đất. Để chong đèn trồng cây thuốc phiện. Những người khác, ít may mắn hơn, thì sẵn sàng làm đủ thứ nghề… Nghề nào cũng có nguy cơ bị bóc lột. Bởi có ai bảo vệ họ đâu! Họ có tư cách gì để mà lên tiếng hay đòi hỏi đâu!
Không phải không có những người đã vẽ ra trong đầu hành trình tự đóng mình vào container, buông mình theo một chuyến xe hàng nào đó, để tìm một cơ hội tốt hơn ở một đất nước khác hơn. Nhưng liệu có nơi nào tốt hơn cho những người như họ?
Dù sao thì họ vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình. Một cuộc sống không có gì cả. Miễn sao có thể có tiền. Miễn sao cuối tháng có chút gì đó gởi về cho gia đình.
Có lúc họ mở lòng tâm sự: cuộc sống nơi này khó khăn quá, không như con tưởng…
Tôi biết nói sao với họ đây, về cuộc sống mà họ đang sống?
Tôi có thể làm gì cho họ đây, ở nơi mà họ từng ngỡ là đất hứa?
Là đất hứa hay là vùng đất chết?
Tìm về miền đất chết
Em và 38 người khác chấp nhận chui vào containers. Để người ta đóng gói mình như đóng những kiện hàng và gởi đi. Những “kiện hàng đông lạnh” được phát hiện trên đất Anh, tại công viên thuộc khu công nghiệp Waterglade, Thị Trấn Grays, cách thành phố Luân Đôn 40km về hướng Đông Bắc. Cảnh sát Anh cho rằng những “kiện hàng” này đỗ bến sau khuya ngày 22 và đầu ngày 23 tháng 10. Hầu chắc những “kiện hàng” này đến đất Anh theo chuyến phà Clementine đi từ cảng Zeebrugge của Vương Quốc Bỉ, băng qua vùng Kênh Anh Quốc, và đỗ vào bến cảng Purfleet trên sông Thames. Tên của chuyến phà nghe như một sự châm biếm đau lòng: Clementine là một từ gốc Latinh, có nghĩa là khoan dung, độ lượng, nhân từ. Tên ấy lại được đặt cho một chuyến phà tàn khốc.
Trong số 39 xác người, có 31 người nam và 8 người nữ. Không ai muốn nhận mình có dính dáng đến họ. Em chết trong cơn lạnh. Nhưng sau cái chết của em vẫn còn những cơn lạnh khác, xuất phát tự lòng người, khiến cho những con người có trái tim không thể không thổn thức.
Đã có những nhận xét nhẫn tâm thế này: “Ai biểu chê nước mình nghèo, ham tiền, vượt biên, chết cũng đáng!”, “nhập cư lậu đi trồng cần, cho đáng”, “nhà có nghèo gì đâu, có ô tô đàng hoàng, còn xài hàng hiệu chek-in đủ nơi…”. Người mình với nhau còn như vậy, thì đâu lạ gì trước phản ứng phủi tay của những người khác.
Khi chiếc xe tải chở hàng được xác định có xuất xứ từ Bungary, chính phủ Bungary vội vàng đính chính: từ khi xuất xưởng đến giờ, chiếc xe này chưa bao giờ quay lại nơi sản xuất một lần nào!
Tài xế xe tải được xác định là một cậu trai trẻ người Bắc Ai-len. Hai ngày sau, thêm 3 người Bắc Ai-len nữa bị tình nghi có liên can đến vụ việc buôn người. Trước tin họ bị bắt giữ để thẩm vấn, chính phủ Bắc Ai-len từ chối lên tiếng.
Chiếc xe chở hàng được xác định thuộc về công ty vận tải GTR. Sau khi thông tin cho cảnh sát về hành trình của chuyến xe, luật sư của công ty tranh thủ nhắn nhủ thêm: đây là xe cho thuê, công ty chúng tôi chẳng liên quan gì đến chuyện này!
Khi thông tin ban đầu tiết lộ rằng 39 người bị nạn có thể là người Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc lập tức lớn tiếng phản đối: còn quá sớm để có thể xác định về quốc tịch và nguồn gốc của các nạn nhân! Lãnh sự quán của Trung Quốc ở Anh còn mạnh miệng: cần phải tìm cho rõ thông tin đích thực về quốc tịch của những người này! Họ phát biểu như thể họ đã biết chắc mọi chuyện…
Ai cũng sợ dính trách nhiệm vào những “kiện hàng đông lạnh” này.
Tệ hơn, người ta còn sợ mất mặt và xấu hổ nếu nạn nhân trong những kiện hàng ấy là công dân thuộc nước mình. Những “kiện hàng đông lạnh” ấy chừng như đã trở thành mối hoạ oan nghiệt mà ai cũng muốn xa lánh.
Cho đến khi trên mạng xã hội của Việt Nam xuất hiện tin về một người bố đi tìm con gái. Mọi người xót xa chia sẻ đoạn tin nhắn tuyệt mệnh của em. Tin nhắn được gởi đi vào lúc 4:28 đầu ngày 23 theo giờ Việt Nam, nghĩa là lúc 10:28 cuối ngày 22 theo giờ Anh. Hình như chuyến phà Clementine chưa kịp đỗ bến thì em đã không còn cầm cự được. Tin nhắn của em khởi đầu và kết thúc bằng lời xin lỗi bố mẹ. Em nhận ra con đường đi nước ngoài đã không thành. Em thấy trước cái chết của mình vì không thở được. Xen kẽ trong đoạn tin nhắn là dòng địa chỉ của gia đình, như thông điệp em muốn lưu lại để người ta còn biết em là ai…
Con xin lỗi bố mẹ
Không muốn khoét sâu vào nỗi đau, nhưng tôi sợ rằng em đã chết không nhắm mắt. Trước khi ra đi, em để lại lời xin lỗi. Báo chí Châu Âu không hiểu em xin lỗi chuyện gì. Nhưng trái tim của một người Châu Á đọc là hiểu liền em ạ. Chữ hiếu đạo đã bám rễ sâu trong lòng em. Em ra đi không phải chỉ để tìm cuộc sống cho riêng mình, nhưng còn để làm điều gì đó cho gia đình của mình nữa. Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ chọn lựa như em. Họ là những người được sinh ra, lớn lên, khắc sâu trong lòng mình chữ đạo chữ hiếu. Họ đi làm ăn xa, bán đi cái quê hương xứ ở trong lòng mình, bán đi cả tuổi xuân của mình, bán luôn bao nhiêu là ước vọng của riêng mình. Họ tìm cách ra đi, đau đáu với khát vọng đổi đời và ước mơ mang về phồn vinh no ấm cho gia đình. Họ thấy có lỗi khi để gia đình mình thua thiệt và không bằng người.
Em xin lỗi vì thấy mình thất bại. Em xin lỗi vì món nợ mình để lại cho gia đình. Có người nào ra đi như em mà không mắc nợ đâu, phải không? Phải cầm cố nhà cửa, vườn tược, đất đai. Phải vay nợ trả lãi. Phải vét cạn những gì mình có… Em như một khoảng đầu tư của cả gia đình em. Vậy nên một khi đã ra đi, ít người nào dám nghĩ chuyện quay đầu trở lại. Quay trở lại là thất bại. Thất bại bao giờ cũng đi liền với mặc cảm có lỗi.
Lời xin lỗi của em được lặp đi lặp lại cùng với lời yêu thương dành cho bố mẹ.
Em xin lỗi, nhưng tôi vẫn tin rằng nói cho cùng đó đâu phải là lỗi của em.
Nói cho cùng, trong thảm trạng xảy ra cho em, và cho nhiều người trẻ khác nữa, có thật sự em là người có lỗi không? Ai mới thật sự là người cần phải xin lỗi?
Con đường đi nước ngoài không thành
Cụm từ “đi nước ngoài” hình như chưa bao giờ đánh mất sức hấp dẫn với người Việt mình, nhất là những người trẻ ngày nay. Người mình nhìn “nước ngoài”, dù là Âu hay Mỹ, hay ở cả một số nước phát triển của Châu Á, như là biểu tượng của giàu có và văn minh. Nói ra hay không nói ra, “nước ngoài” vẫn cứ lung linh như một vùng đất hứa.
Có thể đúng em ạ. Nếu em là người chí thú học hành và có khả năng thật sự, em có thể mở ra được nhiều cánh cửa ở “nước ngoài” lắm. Có thể có nhiều đảm bảo cho tương lai và sự nghiệp của em lắm.
Nhưng có mấy người trong giới trẻ hiện nay muốn đi một con đường dài? Có mấy người trẻ ra đi và cưu mang một mục đích gì đó khác hơn là việc kiếm tiền?
Những người đi “nước ngoài” về thường bóng loáng và sang chảnh với cái danh Việt Kiều. Họ được nhìn như biểu tượng của thành công. Có mấy ai trong số họ kể lại cho em nghe những khổ cực mà họ thật sự đã trải qua? Có mấy ai dám thật lòng khơi lại những kỳ thị và phân biệt, những ấm ức và tủi hổ, những kém cỏi và thất bại… mà nhiều người Châu Á da vàng phải hứng chịu trên đất “nước ngoài”?
Muốn đường tắt và làm giàu theo kiểu “mì ăn liền” thì “nước ngoài” khổ lắm em ạ! Lại hàm chứa bao nhiêu là nguy cơ nữa. “Nước ngoài” đâu phải là một mỏ vàng có sẵn để ai cũng có thể đến và muốn đào bao nhiêu thì đào. Những người “nước ngoài” cũng đâu có ngu đến độ để cho người khác tự do vào nhà họ và lấy đi cơ hội của họ. Càng ngày an ninh của họ càng xiết chặt. Những thủ tục giấy tờ càng phức tạp. Càng ngày họ càng phát huy kỹ năng từ chối tiếp nhận người nhập cư cách đầy lịch sự nhưng cũng đầy dứt khoát và lạnh lùng.
Đã có nhiều người đi nước ngoài không thành.
Đã có nhiều thảm cảnh đau lòng.
Đã có vô số những chuyện thương tâm xảy ra.
Nhưng ánh hào quang của “nước ngoài” chừng như chưa bao giờ tắt trong lòng rất nhiều người.
Không phải tôi đang phán xét đâu em ạ. Vì biết đâu tôi sai. Biết đâu em, cũng như nhiều người trẻ khác, bị hút bởi “nước ngoài” đơn giản chỉ vì ở “nước trong” không còn đường nào khác để đi.
Biết đâu vì em không còn tương lai nào khác để mà hy vọng…
Con chết vì không thở được
Đọc đoạn tin nhắn của em, có người đau quá, đã thốt lên thế này:
“Mẹ ơi, con khó thở
Con đang chết… mẹ ơi…
Tổ Quốc ơi, người Việt
Đang chết ở xứ người.
Tổ Quốc ơi, hãy hỏi
Vì sao nhiều đồng bào
Phải mất tiền để chết
Xin hãy hỏi: vì sao?
(Thơ TBT)
Không chỉ mất tiền để chết, những nạn nhân như em đã chết trong căn tính của một quốc tịch khác. Không phải tự nhiên mà ngay từ đầu cảnh sát Anh loan tin rằng toàn bộ nạn nhân là người Trung Quốc. Để đặt chân vào Châu Âu, nhóm của em đã theo đường dây môi giới từ phía Trung Quốc. Mọi người đều được cấp cho giấy tờ giả là người Trung Quốc… Họ sẵn sàng mang em đi. Họ gói em lại như một gói hàng. Họ cấp cho em một chút không khí vừa đủ để thở và một chút nhiệt vừa đủ để sinh tồn. Đó là trong trường hợp mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Còn nếu không? Đố ai lần ra được họ là ai!...
Báo chí Châu Âu không hiểu được tại sao em và những người bạn của em lại chấp nhận chui vào container. Sao mà thở được! – họ nói. Chẳng lẽ hoàn cảnh sống của người Việt nghèo đến độ phải liều lĩnh vậy sao? – họ thắc mắc. Họ còn bình phẩm: em ra đi như chơi một canh bạc, và thua bằng chính mạng sống của mình. Còn một câu hỏi nữa, có lẽ vì lịch sự họ không thốt ra thôi, nhưng tôi đọc thấy trong mắt họ và trong những ám chỉ của họ: Chẳng lẽ sinh mạng của người Việt lại rẻ đến vậy sao?
Hình như mọi người đều muốn hỏi em câu này: này em hỡi, con đường em đi đó đúng hay sao em? Tôi biết, họ sẽ chẳng tìm được câu trả lời đâu. Vì có đúng hay sai, với em bây giờ chẳng còn ích gì nữa. Câu trả lời cần thiết phải nằm ở nơi những người còn đang sống, nhất là những người trẻ đã, đang, và, biết đâu, sẽ còn chọn lựa như em.
Em ra đi để tìm một hơi thở mới cho mình và cho gia đình. Em và những người bạn của em đã chấp nhận nín nhịn một thời gian, trong một container chật hẹp và lạnh lẽo, với hy vọng rằng một ngày nào đó mình thật sự được tự do hít thở. Nhưng em lại không nghĩ ra được rằng nín thở lâu quá sẽ làm người ta chết. Container chật hẹp quá sẽ làm người ta chết. Lạnh quá sẽ làm người ta chết…
Tôi hãi sợ khi mường tượng ra hình ảnh còn nhiều người, rất nhiều người, đang sống thu mình trong những container chật hẹp và lạnh cóng, ngoi ngóp với lượng nhiệt và không khí ít ỏi, mà không nhận ra mình đang chết.
Tôi sợ rằng cái chết đầy bi kịch của em chỉ là biểu thị hữu hình của nhiều cái chết vô hình mòn mỏi khác. Tôi sợ rằng trong cơn khó thở của em, có bóng dáng của cả một thế hệ và một dân tộc đang sống qua những tháng ngày rất khó thở.

Quê nhà yêu dấu
Xen kẽ trong tin nhắn của em là những dòng địa chỉ quê nhà. Tôi tin rằng đó không chỉ đơn giản là những dòng tin em muốn nhắn cho bố mẹ mình. Đó là những dòng địa chỉ trong tim em, một con người đang thấy cái chết ngay trước mắt. Đó là dòng sứ điệp em để lại để người ta còn biết em là ai. Em đã ra đi như một người khác: nhập cư bất hợp pháp và phải mang lấy quốc tịch khác. Nhưng em muốn được trở về là em, khi đã thất bại và tuyệt vọng. Dòng địa chỉ của em bao hàm tất cả: một quê hương xứ sở, một gốc gác cội nguồn, một gia đình yêu thương, và tất cả những gì quý giá nhất trong cuộc đời làm người của em.
Em ạ,
Em không phải là người đầu tiên, và có lẽ cũng không phải là người cuối cùng, trong số những người con phải lìa bỏ quê hương mình để đi tìm đường sống. Em không phải là người duy nhất mang trong lòng mình món nợ quê hương và gia đình. Món nợ ấy quý lắm, vì có thể trở thành động lực, thành nguồn sống, và nguồn sức mạnh cho người ta đi tới. Đã có những người thành công. Họ xây dựng cuộc sống trên chính khả năng và nhân phẩm của mình. Họ chấp nhận đi một con đường dài, để những cam go và cực khổ của cuộc sống làm nên giá trị của đời họ. Họ đã đứng thẳng ngẩng đầu mà đi. Họ đường đường chính chính dương danh người Việt trên xứ lạ quê người.
Sai lầm là khi món nợ ấy bị biến thành gánh nặng và áp lực, khiến người ta phải chấp nhận trả bằng mọi giá. Sai lầm nằm ở cả một hệ thống chỉ dạy người ta kiếm tiền bằng mọi cách, nhưng không dạy được người ta sống với những giá trị và nhân phẩm con người. Sai lầm nằm trong ý thức hệ rằng con người chỉ là vật chất và thuần là phương tiện sản xuất, đến độ sinh mạng của con người bị đánh đồng và có thể đem đi đánh đổi với những lợi ích được tính bằng của cải vật chất. Chính những người ủng hộ và quảng bá ý thức hệ sai lầm ấy, chính những người ra sức xây dựng và củng cố hệ thống phi nhân ấy, mới là những kẻ cần phải cúi đầu xin lỗi trước em và trước quê hương đất nước này.
Tôi thắp lên một nén hương, cầu nguyện cho linh hồn em và những người thọ nạn.
Tôi cầu mong những bạn trẻ của tôi học được từ thất bại của em nhiều bài học quý giá. Để lời xin lỗi và tấm lòng của em với gia đình và quê hương sẽ không ra vô ích.
Tôi cầu nguyện, để cái chết của em là một cú tát làm thức tỉnh lương tâm nhiều người.
Dublin, 27.10.2019/ VATICAN

Ly hương ngay trên chính quê hương mình

“Em ơi, gọi điện về cho bố mẹ thắp hương cho anh, chứ giờ anh lên xe đây” – là lời nhắn cuối cùng của anh N. (Nghệ An) trong cuộc gọi vội vã cho vợ trưa ngày 22/10. Chúng nghiệt ngã như những dòng tin nhắn cuối cùng Trà My (Hà Tĩnh) nhắn cho mẹ lúc 4 rưỡi sáng ngày 23/10.
“Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi… Con chết vì không thở được… Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi”…
Những lời nhắn gửi cô độc, một nửa hy vọng và rồi hoàn toàn tuyệt vọng. Không có ai, ngoài gia đình làm nơi bấu víu cho những bước chân biết mình đang đánh cược cả mạng sống khi dấn thân vào những chuyến xe sinh tử. Không có ai, ngoài gia đình khiến những dòng tin nhắn đầy day dứt lẫn trong đau khổ tuyệt vọng khi không làm tròn chữ hiếu vì đường đi không thành.
vượt biên, nghèo khổ, xuất khẩu lao động, Formosa
Sau chuyến đánh cá, Phú Bài, Thừa Thiên Huế, ngày 4/7/2019. (Ảnh: Tran Qui Thinh/Shutterstock)
Tại Anh, danh tính 39 người thiệt mạng trong container vẫn đang được xác định, với lời hứa “đảm bảo sự tôn trọng người đã mất” của cảnh sát hạt Essex (London).
Còn tại Việt Nam, tính đến chiều ngày 27/10, 24 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã xác nhận có con mất tích ở Anh. Trong số đó, riêng một huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có 8 gia đình báo đã mất liên lạc với người thân khi trên đường sang Anh.
Chưa bao giờ, những con ngõ, ngôi nhà ở Hà Tĩnh, Nghệ An nhiều tang thương như thế. Tất cả vẫn đang cùng nguyện cầu rằng các con còn sống. Nhưng cùng lúc, những gia đình khốn khổ ấy vẫn thu thập mẫu máu, mẫu tóc gửi sang Anh để giới chức xác nhận tìm con. Có gia đình đã lập bàn thờ tạm trong nỗi mong ngóng con trở về. Dù chỉ còn một tia hy vọng, không ai nỡ bỏ rơi con mình. Dù cõi dương hay âm, không ai đành lòng khi biết con mình hãy còn bơ vơ.
Như nhiều biến cố và thảm kịch xảy ra gần như mỗi ngày trên đất nước Việt, xót thương không còn là cảm xúc duy nhất và tuyệt đối trước những phận người đã khuất. Sự tuyệt vọng đang phủ trùm từng người bởi những thảm kịch xảy ra liên tục không có hồi kết, dù gần ngay trước mắt như tai nạn giao thông hay âm thầm và dai dẳng như ung thư hay muôn vạn trạng bệnh do môi trường khánh kiệt, người với người đầu độc nhau khiến từng miếng ăn, miếng nước, khí thở cũng làm nên tội. Vì xót xa nên thay vì lặng một chút cảm thông, người người vội lên tiếng trách than cho người đi bởi sự lựa chọn quá nghiệt ngã. Chúng ta thậm chí hãy ngưng phán xét cả những người đang phán xét. Như lời của một người đã chứng kiến quá nhiều phận “người rơm” khốn khổ (*), một chút im lặng cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương có lẽ là điều cần trong lúc này. Dù là người Việt Nam, người Trung Quốc hay người dân của bất kỳ quốc gia nào chăng nữa, họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn, hoảng loạn lúc cuối đời. Người đã khuất cần được tôn trọng, như cách cả thế giới đã nâng niu cậu bé Syria say ngủ vĩnh viễn bên bờ biển ở xứ sở mênh mông.
Hãy vội khoan phán xét, chỉ bởi chúng ta là một phần trong xã hội đó, trong vô thức hay thờ ơ mà góp phần làm cho xã hội ấy vận hành. Những tác nhân vĩ mô không khiến cho trách nhiệm của mỗi phần tử trở nên tiêu biến. Hôm nay, không chỉ có hàng chục, hàng trăm… người Hà Tĩnh, Nghệ An chấp nhận phận “người rơm” nơi đất khách. Trên vùng cao phía Bắc, những người H’Mông, Dao, Tày… mất đất, hết rừng từ lâu đã chui theo đường mòn, đánh cược mạng sống của phận làm chui với những chủ người Trung Quốc. Với những cô gái Việt bán tủi nhục, bán tương lai làm lao động tình dục bên Singapore, Malaysia, Phillipines…, Việt Nam là quê nhà nhưng không phải nơi để về. Nơi đất Tây Nguyên, nhiều gia đình người Thượng kéo nhau cùng chạy trốn, sang Campuchia, sang Thái Lan, không hẳn bởi đói mà bởi những trận đòn, những hận thù, họ chẳng được đối xử như con người, bị cấm nói ngôn ngữ tộc mình, bị cấm thực hành đức tin theo tín ngưỡng của mình. Còn nhiều tiếng nói tha hương ngay trên đất mình, cô độc đến lẻ loi khi bị gọi tên “bất đồng chính kiến” chỉ bởi họ cất lên tiếng nói của chính mình giữa muôn vàn ngụy tạo.
Chúng ta không thể từ chối rằng mình đã hơn một lần quay lưng – vì sợ sệt hay vì vị kỷ đến thờ ơ – trước những điều được gọi chung là “vấn đề xã hội”, vội vã gieo vào đầu một từ “làm chính trị” để cắt đứt mọi dòng suy tư. Có lẽ sự “thiếu hiểu biết” chẳng ở đâu xa. Thiếu hiểu biết đôi khi chỉ là việc chúng ta từ chối trách nhiệm. Trách nhiệm bận tâm, trách nhiệm đi tìm ngã rẽ, trách nhiệm cùng giải quyết vấn đề. Khác với những người không biết, khi có phán xét nhất định rằng đó là “vấn đề xã hội” hay “làm chính trị”, chúng ta rõ ràng đã có sự lựa chọn. Chỉ là chúng ta lựa chọn im lặng mà thôi.
Mà, hãy khoan nói đến biển chết do Formosa, thành phố ngộp thở do hàng triệu cây xanh bị chặt, nước chết, đất chết do hóa chất công nghiệp, nông nghiệp, rừng bị tàn phá và những xác đứa trẻ quện trong lũ bùn… Đóng một bản tin, tắt màn hình điện thoại, mọi lời tự vấn “tại sao” cũng tự nhiên khép lại. Không phải vì chúng đã được trả lời, mà vì chúng đi vào bế tắc. Thật khó chấp nhận cho những con đường ngồn ngộn xe, nước uống nhiễm độc, không khí gây bệnh, rác khắp nơi, tiếng còi xe, tiếng la hét, tiếng chửi rủa từ đường phố cho tới khi về nhà. Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận. Chấp nhận một đời sống “định hướng”, sống theo tư duy “định hướng” chỉ là con đường nối dài dẫn tới việc chấp nhận cho qua từ thảm họa này sang thảm họa khác. Trong xã hội đó, ai cũng là nạn nhân và ai cũng là thủ phạm. Miễn là khi cái chết không ập xuống bất thình lình, có ai không thừa nhận rằng chúng ta đang lựa chọn cách phớt lờ để sống?
Ai cũng chọn cách sống đời ly tán, để rồi tất cả cùng ly hương?
Vì sao nhiều người kêu gọi phải minh bạch thông tin, vì sao cần giúp đỡ kẻ yếu, hướng dẫn những người không có hiểu biết, ít được học từ những điều thiết yếu như ăn, ở, học hành? Chỉ bởi muốn thay đổi thì cần phải hành động. Giúp thay đổi, cải biến từ những điều nhỏ nhặt xung quanh.
Khi người trẻ Hồng Kông gây dựng biểu tượng cho lòng khát khao nhân quyền dọc mùa hè 2019, nhiều người Việt đã lên tiếng hỏi: Người trẻ Việt Nam đâu? Họ đang sống thay cho những thế hệ đã chọn ngậm miệng và giữ im lặng trước quá nhiều sự toàn trị. Thế hệ trước cả một thời đại đã bị cưỡng chế buông bỏ truyền thống văn hóa, nội hàm đạo đức được gầy dựng thông qua giáo dục, thế hệ tiếp theo thì hoàn toàn trưởng thành trong hoàn cảnh ấy, cho rằng nội hàm văn hóa chính là như thế, phương cách tư duy chính là như thế. Thế hệ trẻ hôm nay hấp thu nền giáo dục “không chân”, buộc tồn tại trong một hệ văn hóa biến dị, ô nhiễm khi chứa đầy gian dối và bạo lực. Không chỉ người trẻ hôm nay chạy trốn, nhiều người trung niên, lão niên cũng chạy trốn dưới cái tên “định cư nước ngoài”. Chạy trốn vì nghèo thôi chưa đủ. Người người đang chạy trốn vì mong cầu một nền giáo dục nhân văn, một đời sống nhân văn, một nền văn hóa nhân văn.
Con đường có thể dài hay ngắn, hợp pháp hay hiểm nguy, để theo đuổi ước mơ hay đơn giản bởi mong muốn “đổi đời” – nhưng giữa rất nhiều dấu ngược ấy, có một điểm chung rằng người ta đi vì tin. Chẳng có cái giá nào người ta cho là đắt nếu không có đủ niềm tin rằng nơi đó có tương lai.
“Giá của sự sống” không còn chỉ là câu hỏi vọng với 39 người xấu số. “Giá của sự sống” có lẽ đã thành câu hỏi vọng cho một dân tộc tự biến mình thành ly hương ngay trên chính quê hương mình.
Lê Trai/THEO TRI THUC.NET

Vì sao em tôi chết ?...

Vì sao em tôi chết ?...



Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức. Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai. Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch.


Cao Gia An, SJ - CTV Vatican News
Văn hoá Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…
Em là ai?
Suốt mấy ngày nay tấm hình và bức ảnh chụp tin nhắn của em liên tục xuất hiện trên trang nhất của những tờ báo lớn nhất nước Anh và cả Châu Âu. Em có một ánh mắt biết nói, một gương mặt dễ nhìn. Vành tai em cài một bông hoa sứ trắng. Người Châu Âu bàn luận: em có một gương mặt thiên thần, nhưng sao lại phải gánh chịu một số phận khắc nghiệt đến vậy?
Tôi sợ rằng sự khắc nghiệt ấy không chỉ là số phận của riêng em.
Tôi sợ rằng những thiên thần phải gánh chịu đoạ đày đã trở thành số phận khắc nghiệt của rất nhiều người trẻ Việt ngày nay.
Tôi không biết em là ai, nhưng trong câu chuyện của em tôi gặp lại câu chuyện của nhiều bạn trẻ mà tôi đã từng gặp gỡ. Gặp nhau trên xứ lạ. Chúng tôi đều là những kẻ tha hương. Có những người mới gặp tôi, chưa kịp nói gì thì đã khóc. Lý do chỉ đơn giản thế này thôi: lâu lắm rồi con mới được nghe lại tiếng Việt!
Có lần tôi giảng tĩnh tâm cho một nhóm người Việt. Nhóm tĩnh tâm ấy có nhiều bạn trẻ. Nhờ họ mà cuộc tĩnh tâm của tôi có màu sắc rộn ràng và vui tươi hơn. Đêm cuối của cuộc tĩnh tâm, chúng tôi ngồi lại bên nhau ôm đàn guitar và hát say sưa. Tự nhiên một bạn lên tiếng: mai là phải chia tay rồi… Vậy là cả nhóm lặng ngắt. Chẳng còn ai hát nổi. Họ tiếc những giây phút thanh thản và bình an của cuộc tĩnh tâm. Nhưng quan trọng hơn, tôi biết, họ sợ cuộc sống phía trước. Tĩnh tâm kết thúc nghĩa là họ lại phải trở lại đối diện với cuộc sống thực tế của họ. Họ sợ ngày mai…
Nhiều người trong số họ đang sống cuộc sống của người nhập cư bất hợp pháp. Chẳng giấy tờ tuỳ thân. Chẳng một ai thân thích. Chẳng được hưởng một quyền lợi gì. Ai cũng có thể bắt nạt và chèn ép họ được. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị bắt và bị trục xuất.
Ngày mai họ lại đi cày. Người nào có nghề một chút, may mắn một chút, thì được làm đầu bếp. Một ngày quần quật hơn mười tiếng đồng hồ với củi lửa và dầu mỡ. Người nào chưa có tay nghề, mà may mắn, thì vẫn tìm được việc dọn dẹp bếp núc rửa chén rửa bát. Có người làm việc lúc nhà hàng đã đóng cửa tắt đèn. Một mình họ dưới tầng hầm làm việc từ khuya đến sáng sớm, chuẩn bị cắt gọt rau quả và mọi thứ sẵn sàng cho đầu bếp nấu nướng trong ngày mới. Cũng có những người chấp nhận chui xuống hầm sâu hơn nữa, ở đó cả vài tháng không trồi lên mặt đất. Để chong đèn trồng cây thuốc phiện. Những người khác, ít may mắn hơn, thì sẵn sàng làm đủ thứ nghề… Nghề nào cũng có nguy cơ bị bóc lột. Bởi có ai bảo vệ họ đâu! Họ có tư cách gì để mà lên tiếng hay đòi hỏi đâu!
Không phải không có những người đã vẽ ra trong đầu hành trình tự đóng mình vào container, buông mình theo một chuyến xe hàng nào đó, để tìm một cơ hội tốt hơn ở một đất nước khác hơn. Nhưng liệu có nơi nào tốt hơn cho những người như họ?
Dù sao thì họ vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình. Một cuộc sống không có gì cả. Miễn sao có thể có tiền. Miễn sao cuối tháng có chút gì đó gởi về cho gia đình.
Có lúc họ mở lòng tâm sự: cuộc sống nơi này khó khăn quá, không như con tưởng…
Tôi biết nói sao với họ đây, về cuộc sống mà họ đang sống?
Tôi có thể làm gì cho họ đây, ở nơi mà họ từng ngỡ là đất hứa?
Là đất hứa hay là vùng đất chết?
Tìm về miền đất chết
Em và 38 người khác chấp nhận chui vào containers. Để người ta đóng gói mình như đóng những kiện hàng và gởi đi. Những “kiện hàng đông lạnh” được phát hiện trên đất Anh, tại công viên thuộc khu công nghiệp Waterglade, Thị Trấn Grays, cách thành phố Luân Đôn 40km về hướng Đông Bắc. Cảnh sát Anh cho rằng những “kiện hàng” này đỗ bến sau khuya ngày 22 và đầu ngày 23 tháng 10. Hầu chắc những “kiện hàng” này đến đất Anh theo chuyến phà Clementine đi từ cảng Zeebrugge của Vương Quốc Bỉ, băng qua vùng Kênh Anh Quốc, và đỗ vào bến cảng Purfleet trên sông Thames. Tên của chuyến phà nghe như một sự châm biếm đau lòng: Clementine là một từ gốc Latinh, có nghĩa là khoan dung, độ lượng, nhân từ. Tên ấy lại được đặt cho một chuyến phà tàn khốc.
Trong số 39 xác người, có 31 người nam và 8 người nữ. Không ai muốn nhận mình có dính dáng đến họ. Em chết trong cơn lạnh. Nhưng sau cái chết của em vẫn còn những cơn lạnh khác, xuất phát tự lòng người, khiến cho những con người có trái tim không thể không thổn thức.
Đã có những nhận xét nhẫn tâm thế này: “Ai biểu chê nước mình nghèo, ham tiền, vượt biên, chết cũng đáng!”, “nhập cư lậu đi trồng cần, cho đáng”, “nhà có nghèo gì đâu, có ô tô đàng hoàng, còn xài hàng hiệu chek-in đủ nơi…”. Người mình với nhau còn như vậy, thì đâu lạ gì trước phản ứng phủi tay của những người khác.
Khi chiếc xe tải chở hàng được xác định có xuất xứ từ Bungary, chính phủ Bungary vội vàng đính chính: từ khi xuất xưởng đến giờ, chiếc xe này chưa bao giờ quay lại nơi sản xuất một lần nào!
Tài xế xe tải được xác định là một cậu trai trẻ người Bắc Ai-len. Hai ngày sau, thêm 3 người Bắc Ai-len nữa bị tình nghi có liên can đến vụ việc buôn người. Trước tin họ bị bắt giữ để thẩm vấn, chính phủ Bắc Ai-len từ chối lên tiếng.
Chiếc xe chở hàng được xác định thuộc về công ty vận tải GTR. Sau khi thông tin cho cảnh sát về hành trình của chuyến xe, luật sư của công ty tranh thủ nhắn nhủ thêm: đây là xe cho thuê, công ty chúng tôi chẳng liên quan gì đến chuyện này!
Khi thông tin ban đầu tiết lộ rằng 39 người bị nạn có thể là người Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc lập tức lớn tiếng phản đối: còn quá sớm để có thể xác định về quốc tịch và nguồn gốc của các nạn nhân! Lãnh sự quán của Trung Quốc ở Anh còn mạnh miệng: cần phải tìm cho rõ thông tin đích thực về quốc tịch của những người này! Họ phát biểu như thể họ đã biết chắc mọi chuyện…
Ai cũng sợ dính trách nhiệm vào những “kiện hàng đông lạnh” này.
Tệ hơn, người ta còn sợ mất mặt và xấu hổ nếu nạn nhân trong những kiện hàng ấy là công dân thuộc nước mình. Những “kiện hàng đông lạnh” ấy chừng như đã trở thành mối hoạ oan nghiệt mà ai cũng muốn xa lánh.
Cho đến khi trên mạng xã hội của Việt Nam xuất hiện tin về một người bố đi tìm con gái. Mọi người xót xa chia sẻ đoạn tin nhắn tuyệt mệnh của em. Tin nhắn được gởi đi vào lúc 4:28 đầu ngày 23 theo giờ Việt Nam, nghĩa là lúc 10:28 cuối ngày 22 theo giờ Anh. Hình như chuyến phà Clementine chưa kịp đỗ bến thì em đã không còn cầm cự được. Tin nhắn của em khởi đầu và kết thúc bằng lời xin lỗi bố mẹ. Em nhận ra con đường đi nước ngoài đã không thành. Em thấy trước cái chết của mình vì không thở được. Xen kẽ trong đoạn tin nhắn là dòng địa chỉ của gia đình, như thông điệp em muốn lưu lại để người ta còn biết em là ai…
Con xin lỗi bố mẹ
Không muốn khoét sâu vào nỗi đau, nhưng tôi sợ rằng em đã chết không nhắm mắt. Trước khi ra đi, em để lại lời xin lỗi. Báo chí Châu Âu không hiểu em xin lỗi chuyện gì. Nhưng trái tim của một người Châu Á đọc là hiểu liền em ạ. Chữ hiếu đạo đã bám rễ sâu trong lòng em. Em ra đi không phải chỉ để tìm cuộc sống cho riêng mình, nhưng còn để làm điều gì đó cho gia đình của mình nữa. Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ chọn lựa như em. Họ là những người được sinh ra, lớn lên, khắc sâu trong lòng mình chữ đạo chữ hiếu. Họ đi làm ăn xa, bán đi cái quê hương xứ ở trong lòng mình, bán đi cả tuổi xuân của mình, bán luôn bao nhiêu là ước vọng của riêng mình. Họ tìm cách ra đi, đau đáu với khát vọng đổi đời và ước mơ mang về phồn vinh no ấm cho gia đình. Họ thấy có lỗi khi để gia đình mình thua thiệt và không bằng người.
Em xin lỗi vì thấy mình thất bại. Em xin lỗi vì món nợ mình để lại cho gia đình. Có người nào ra đi như em mà không mắc nợ đâu, phải không? Phải cầm cố nhà cửa, vườn tược, đất đai. Phải vay nợ trả lãi. Phải vét cạn những gì mình có… Em như một khoảng đầu tư của cả gia đình em. Vậy nên một khi đã ra đi, ít người nào dám nghĩ chuyện quay đầu trở lại. Quay trở lại là thất bại. Thất bại bao giờ cũng đi liền với mặc cảm có lỗi.
Lời xin lỗi của em được lặp đi lặp lại cùng với lời yêu thương dành cho bố mẹ.
Em xin lỗi, nhưng tôi vẫn tin rằng nói cho cùng đó đâu phải là lỗi của em.
Nói cho cùng, trong thảm trạng xảy ra cho em, và cho nhiều người trẻ khác nữa, có thật sự em là người có lỗi không? Ai mới thật sự là người cần phải xin lỗi?
Con đường đi nước ngoài không thành
Cụm từ “đi nước ngoài” hình như chưa bao giờ đánh mất sức hấp dẫn với người Việt mình, nhất là những người trẻ ngày nay. Người mình nhìn “nước ngoài”, dù là Âu hay Mỹ, hay ở cả một số nước phát triển của Châu Á, như là biểu tượng của giàu có và văn minh. Nói ra hay không nói ra, “nước ngoài” vẫn cứ lung linh như một vùng đất hứa.
Có thể đúng em ạ. Nếu em là người chí thú học hành và có khả năng thật sự, em có thể mở ra được nhiều cánh cửa ở “nước ngoài” lắm. Có thể có nhiều đảm bảo cho tương lai và sự nghiệp của em lắm.
Nhưng có mấy người trong giới trẻ hiện nay muốn đi một con đường dài? Có mấy người trẻ ra đi và cưu mang một mục đích gì đó khác hơn là việc kiếm tiền?
Những người đi “nước ngoài” về thường bóng loáng và sang chảnh với cái danh Việt Kiều. Họ được nhìn như biểu tượng của thành công. Có mấy ai trong số họ kể lại cho em nghe những khổ cực mà họ thật sự đã trải qua? Có mấy ai dám thật lòng khơi lại những kỳ thị và phân biệt, những ấm ức và tủi hổ, những kém cỏi và thất bại… mà nhiều người Châu Á da vàng phải hứng chịu trên đất “nước ngoài”?
Muốn đường tắt và làm giàu theo kiểu “mì ăn liền” thì “nước ngoài” khổ lắm em ạ! Lại hàm chứa bao nhiêu là nguy cơ nữa. “Nước ngoài” đâu phải là một mỏ vàng có sẵn để ai cũng có thể đến và muốn đào bao nhiêu thì đào. Những người “nước ngoài” cũng đâu có ngu đến độ để cho người khác tự do vào nhà họ và lấy đi cơ hội của họ. Càng ngày an ninh của họ càng xiết chặt. Những thủ tục giấy tờ càng phức tạp. Càng ngày họ càng phát huy kỹ năng từ chối tiếp nhận người nhập cư cách đầy lịch sự nhưng cũng đầy dứt khoát và lạnh lùng.
Đã có nhiều người đi nước ngoài không thành.
Đã có nhiều thảm cảnh đau lòng.
Đã có vô số những chuyện thương tâm xảy ra.
Nhưng ánh hào quang của “nước ngoài” chừng như chưa bao giờ tắt trong lòng rất nhiều người.
Không phải tôi đang phán xét đâu em ạ. Vì biết đâu tôi sai. Biết đâu em, cũng như nhiều người trẻ khác, bị hút bởi “nước ngoài” đơn giản chỉ vì ở “nước trong” không còn đường nào khác để đi.
Biết đâu vì em không còn tương lai nào khác để mà hy vọng…
Con chết vì không thở được
Đọc đoạn tin nhắn của em, có người đau quá, đã thốt lên thế này:
“Mẹ ơi, con khó thở
Con đang chết… mẹ ơi…
Tổ Quốc ơi, người Việt
Đang chết ở xứ người.
Tổ Quốc ơi, hãy hỏi
Vì sao nhiều đồng bào
Phải mất tiền để chết
Xin hãy hỏi: vì sao?
(Thơ TBT)
Không chỉ mất tiền để chết, những nạn nhân như em đã chết trong căn tính của một quốc tịch khác. Không phải tự nhiên mà ngay từ đầu cảnh sát Anh loan tin rằng toàn bộ nạn nhân là người Trung Quốc. Để đặt chân vào Châu Âu, nhóm của em đã theo đường dây môi giới từ phía Trung Quốc. Mọi người đều được cấp cho giấy tờ giả là người Trung Quốc… Họ sẵn sàng mang em đi. Họ gói em lại như một gói hàng. Họ cấp cho em một chút không khí vừa đủ để thở và một chút nhiệt vừa đủ để sinh tồn. Đó là trong trường hợp mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Còn nếu không? Đố ai lần ra được họ là ai!...
Báo chí Châu Âu không hiểu được tại sao em và những người bạn của em lại chấp nhận chui vào container. Sao mà thở được! – họ nói. Chẳng lẽ hoàn cảnh sống của người Việt nghèo đến độ phải liều lĩnh vậy sao? – họ thắc mắc. Họ còn bình phẩm: em ra đi như chơi một canh bạc, và thua bằng chính mạng sống của mình. Còn một câu hỏi nữa, có lẽ vì lịch sự họ không thốt ra thôi, nhưng tôi đọc thấy trong mắt họ và trong những ám chỉ của họ: Chẳng lẽ sinh mạng của người Việt lại rẻ đến vậy sao?
Hình như mọi người đều muốn hỏi em câu này: này em hỡi, con đường em đi đó đúng hay sao em? Tôi biết, họ sẽ chẳng tìm được câu trả lời đâu. Vì có đúng hay sai, với em bây giờ chẳng còn ích gì nữa. Câu trả lời cần thiết phải nằm ở nơi những người còn đang sống, nhất là những người trẻ đã, đang, và, biết đâu, sẽ còn chọn lựa như em.
Em ra đi để tìm một hơi thở mới cho mình và cho gia đình. Em và những người bạn của em đã chấp nhận nín nhịn một thời gian, trong một container chật hẹp và lạnh lẽo, với hy vọng rằng một ngày nào đó mình thật sự được tự do hít thở. Nhưng em lại không nghĩ ra được rằng nín thở lâu quá sẽ làm người ta chết. Container chật hẹp quá sẽ làm người ta chết. Lạnh quá sẽ làm người ta chết…
Tôi hãi sợ khi mường tượng ra hình ảnh còn nhiều người, rất nhiều người, đang sống thu mình trong những container chật hẹp và lạnh cóng, ngoi ngóp với lượng nhiệt và không khí ít ỏi, mà không nhận ra mình đang chết.
Tôi sợ rằng cái chết đầy bi kịch của em chỉ là biểu thị hữu hình của nhiều cái chết vô hình mòn mỏi khác. Tôi sợ rằng trong cơn khó thở của em, có bóng dáng của cả một thế hệ và một dân tộc đang sống qua những tháng ngày rất khó thở.

Quê nhà yêu dấu
Xen kẽ trong tin nhắn của em là những dòng địa chỉ quê nhà. Tôi tin rằng đó không chỉ đơn giản là những dòng tin em muốn nhắn cho bố mẹ mình. Đó là những dòng địa chỉ trong tim em, một con người đang thấy cái chết ngay trước mắt. Đó là dòng sứ điệp em để lại để người ta còn biết em là ai. Em đã ra đi như một người khác: nhập cư bất hợp pháp và phải mang lấy quốc tịch khác. Nhưng em muốn được trở về là em, khi đã thất bại và tuyệt vọng. Dòng địa chỉ của em bao hàm tất cả: một quê hương xứ sở, một gốc gác cội nguồn, một gia đình yêu thương, và tất cả những gì quý giá nhất trong cuộc đời làm người của em.
Em ạ,
Em không phải là người đầu tiên, và có lẽ cũng không phải là người cuối cùng, trong số những người con phải lìa bỏ quê hương mình để đi tìm đường sống. Em không phải là người duy nhất mang trong lòng mình món nợ quê hương và gia đình. Món nợ ấy quý lắm, vì có thể trở thành động lực, thành nguồn sống, và nguồn sức mạnh cho người ta đi tới. Đã có những người thành công. Họ xây dựng cuộc sống trên chính khả năng và nhân phẩm của mình. Họ chấp nhận đi một con đường dài, để những cam go và cực khổ của cuộc sống làm nên giá trị của đời họ. Họ đã đứng thẳng ngẩng đầu mà đi. Họ đường đường chính chính dương danh người Việt trên xứ lạ quê người.
Sai lầm là khi món nợ ấy bị biến thành gánh nặng và áp lực, khiến người ta phải chấp nhận trả bằng mọi giá. Sai lầm nằm ở cả một hệ thống chỉ dạy người ta kiếm tiền bằng mọi cách, nhưng không dạy được người ta sống với những giá trị và nhân phẩm con người. Sai lầm nằm trong ý thức hệ rằng con người chỉ là vật chất và thuần là phương tiện sản xuất, đến độ sinh mạng của con người bị đánh đồng và có thể đem đi đánh đổi với những lợi ích được tính bằng của cải vật chất. Chính những người ủng hộ và quảng bá ý thức hệ sai lầm ấy, chính những người ra sức xây dựng và củng cố hệ thống phi nhân ấy, mới là những kẻ cần phải cúi đầu xin lỗi trước em và trước quê hương đất nước này.
Tôi thắp lên một nén hương, cầu nguyện cho linh hồn em và những người thọ nạn.
Tôi cầu mong những bạn trẻ của tôi học được từ thất bại của em nhiều bài học quý giá. Để lời xin lỗi và tấm lòng của em với gia đình và quê hương sẽ không ra vô ích.
Tôi cầu nguyện, để cái chết của em là một cú tát làm thức tỉnh lương tâm nhiều người.
Dublin, 27.10.2019/ VATICAN

ĐÃ, ĐANG & SẼ VẪN RA ĐI...

ĐÃ - ĐANG
        & SẼ VẪN RA ĐI...



Sáng nay, tôi ngồi nói chuyện với 1 chị tốt nghiệp ĐH Sư Phạm, đang là cán bộ có chút chức vụ trong ngành giáo dục ở Yên Thành - chính là huyện có đến 25/39 nạn nhân vừa mất trong container ở Anh...

Quá bất ngờ, con trai chị này cũng rất muốn đi Anh theo con đường nói trên. Mà cần phải có hơn 1 tỷ mới đi được. Do số tiền qua lớn nên đang tìm cách để sang 1 nước khác rồi tính sang Anh sau, cho rẻ hơn. Đang chờ họ báo, là đi...

Người ta đi nhiều lắm, bao nhiêu năm rồi. Chị kể rất thản nhiên. Có những người đi 2,3 lần không thành. Về, lại tìm cách đi tiếp, bày cho nhau cách trả lời khôn ngoan hơn khi gặp cảnh sát, để đi bằng được. Nam sang đó chủ yếu đi trồng cần sa, còn gọi là trồng cỏ. Có khi trồng đến vụ thu hoạch bị vào cướp sạch. Nhiều khi là người VN cướp của nhau. Người sang trước làm thuê, tích cóp, tự trồng, thuê người mới sang. Cũng có khi bị cảnh sát bắt. Hầu hết là đi không về. Bởi vì về rồi rất khó sang lại. Nhiều người tìm cách kết hôn, kể cả kết hôn giả để ở lại. Họ vứt giấy tờ đi và khai thấp tuổi xuống thành vị thành niên để được bảo trợ...

Cho con đi thế, chị không sợ à?! Có, sợ chứ. Nhưng mọi người vẫn đi. Và các nhà có con đi trót lọt thì tốt hơn ở nhà. Họ vẫn đi thế, lần này là không may thôi. Cách thức thanh toán ntn?! Sang đến Pháp mới phải trả 50%, sang đến Anh trả nốt phần còn lại. Sang đến Pháp là coi như an toàn. Ở quê tôi, người ta đi đông lắm. Càng ngày càng đông. Sau vụ 39 người chết lần này chị có định cho con đi nữa không?! Chị đã đọc bài "Người Rơm" tôi chia sẻ lúc sáng sớm nay chưa?! Có, chị trả lời rất nhanh, không hề lưỡng lự...

Con trai của cán bộ giáo dục cũng còn tìm cách để ra đi. Nói chi những nhà nông dân vay mượn để hy vọng đổi đời.  Đừng trách họ - những người ra đi. Không ai muốn xa gia đình, quê hương. Càng không ai muốn ra đi dù đầy hiểm nguy rình rập...

Mấy người bạn doanh nhân của tôi gặp nhau. Gần đây, một trong những nội dung hay được đề cập đến ngày càng nhiều là bụi mịn, thực phẩm bẩn, là ung thư, nước Sông Đà. Và làm thế nào để có thẻ xanh...?!

Hãy hỏi vì sao họ ra đi ?! Và vì sao chả có dân nước nào trốn sang nước mình?! Làm sao để người dân yên tâm sống trên chính quê hương xứ sở của mình ?!

Pray for Vietnam !!!
Họ đã - đang & sẽ vẫn ra đi...

Fb Phan Ngoc Minh

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng

Bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng

Thường Sơn
(VNTB) – Lần đầu tiên kể từ sau cơn bạo bệnh tại xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’, Nguyễn Phú Trọng mới chịu thú nhận mình là bệnh nhân.
“Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân” – ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng nói với các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 khi ông ta tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ thuộc Hà Nội vào sáng ngày 15/10/2019.
Trước đó, chỉ có ý kiến của cử tri về ‘mong đồng chí tổng bí thư mau khỏi bệnh để lãnh đạo đất nước’. Tình cảm mong mỏi này được thể hiện bởi một vài cử tri được xem là ‘gà’ của đảng, luôn được xuất hiện trước ống kính truyền hình và ca ngợi ‘Minh quân’, ‘Người đốt lò vĩ đại’ và thậm chí ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’. Nhưng không có bất kỳ biểu cảm hay phát ngôn nào của Nguyễn Phú Trọng về tình trạng bệnh tật của ông ta, bất chấp làn sóng đồn đoán sôi sục trong dư luận xã hội và trên mạng xã hội về bệnh tình của Trọng suốt từ tháng 4 năm 2019 đến gần đây.
Cho đến tháng 9 năm 2019, tình hình sức khỏe của ông Trọng dường như vẫn trầy trật. Dù báo đài đảng đã cố gắng đưa hình ảnh và phát sóng về ông ta đi nơi này nơi kia cùng vài buổi họp hành trong đảng, nhưng điều lộ diện bị nhiều người thắc mắc nhất vẫn là ‘sao không thấy, hoặc có quá ít hình ảnh Nguyễn Phú Trọng đi lại?’.
Thách thức tự thân với Trọng là biểu đồ hồi phục sức khỏe của ông ta sau một thời gian ngắn tạm ổn nhưng giờ đây lại có vẻ chựng lại và có dấu hiệu đi xuống. Trong ít lần xuất hiện gần nhất, rõ ràng là vận động tứ chi của Trọng không khả quan hơn so với trước đây.
Dấu hiệu gần nhất và dễ nhận ra nhất là Nguyễn Phú Trọng đã phải vắng mặt tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2019 – một hội nghị quốc tế lớn mà nếu còn đủ sức khỏe thì Trọng đã luôn hớn hở ‘mình phải như thế nào thì người ta mới tiếp đón như thế chứ’.
Người ta tự hỏi là với tình trạng sức khỏe chỉ đủ ‘ngồi’ mà không phải là ‘đi’, liệu Nguyễn Phú Trọng có thể bảo đảm cho một chuyến công du dài đến Washington, gặp Trump và sau đó dĩ nhiên phải xuất hiện trước ống kính soi mói của báo chí phương Tây?
Nếu cuộc gặp Trump – Trọng vào tháng 10 bị bỏ lỡ, đó sẽ là lần thứ hai trong năm 2019 bất thành chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Lần đầu tiên không thành là chuyến đi dự kiến vào tháng 7, khi đó Trọng chỉ vừa tạm phục hồi sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019 nên chưa thể tiến hành được.
Từ nửa cuối tháng 9 năm 2019, bắt đầu xuất hiện một luồng ‘tin nội bộ’ lan truyền trong một số dư luận về việc ‘Cụ tổng’ Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ không đi Mỹ, thay vì đi như dự kiến vào tháng 10 năm 2019.
Lý do: Trump là người đồng bóng và hay có những quyết định thất thường, vậy nên ‘cụ tổng’ không muốn đi.
Lý do trên trái ngược hẳn với bầu không khí hồ hởi: Nguyễn Phú Trọng nhiệt tình nhận lời mới đi thăm Mỹ của Donald Trump khi tổng thống Mỹ đến Hà Nội vào tháng 2 năm 2019 để đối thoại song phương với Kim Jong Un. Khi đó, cầm chắc là Trọng sẽ đi Mỹ và không có một lý do nào có thể cản được tâm trạng ‘mình có như thế nào người ta mới tiếp đón như thế chứ’.
Tục ngữ ‘lực bất tòng tâm’ ngày càng nở rộ trên cửa miệng các quan chức dưới trướng Trọng. Nhiều kẻ đã thấu cày rằng ‘cụ tổng’ chẳng còn mấy hơi sức để tiếp tục ‘cống hiến cho sự nghiệp cách mạng’ nữa.
Cách nói “Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân” của Trọng đã vô hình trung cho thấy ông ta, sau một thời gian tranh đấu giằng co với bệnh tật, bắt đầu phải chấp nhận tình cảnh ‘chung sống với lũ’ với thái độ xuôi xị.