Khang Nguyên

Trang thông tin độc lập, nơi tự do bày tỏ mọi quan điểm chính trị.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2025

KHANG NGUYÊN: Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump

Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nguồn hình ảnh,Getty Images

    • Tác giả,Nadine Yousif
    • Vai trò,BBC News
  • 6 giờ trước

Một dự luật ngân sách khổng lồ tại Thượng viện Mỹ có thể cắt giảm phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế của gần 12 triệu người và tăng thêm 3,3 ngàn tỷ đô la tiền nợ, theo ước tính mới.

Đánh giá từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), một cơ quan liên bang phi đảng phái, có thể khiến nỗ lực của Đảng Cộng hòa trong việc thông qua Đạo luật Dự luật To lớn Tốt đẹp của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày tới thêm phần phức tạp.

Kế hoạch chi tiêu đã được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu sơ bộ tại Thượng viện vào cuối ngày 28/6 giờ Mỹ sau khi các nhà lãnh đạo đảng tranh giành để thuyết phục các thành viên còn phân vân.

Một người quay lưng với phe Cộng hòa - Thượng nghị sĩ Thom Tillis từ bang Bắc Carolina - đã tuyên bố sẽ không tái tranh cử sau khi bỏ phiếu chống lại đạo luật quan trọng của vị tổng thống Mỹ.

Quảng cáo

Các nhà lập pháp Dân chủ đã dẫn đầu bên chỉ trích dự luật. Các con số của CBO cho thấy tiền tài trợ cho chăm sóc sức khỏe sẽ giảm 1 ngàn tỷ USD nếu dự luật được thông qua.

Theo BBC

Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 07:45 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2025

Đức Giáo Hoàng LIO XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

HÒA BÌNH CHO UKRAINE 




#ĐGHLêôXIV | 🇻🇦🇺🇦 Đức Giáo hoàng Lêô XIV và Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha rằng “hãy làm mọi cách” để đạt được nền hòa bình lâu dài tại Ukraina và để mọi trẻ em được trở về với gia đình.

Theo ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Lêô XIV và Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã điện đàm với nhau.

Cuộc điện đàm diễn ra sau lời kêu gọi hòa bình của Đức Giáo hoàng dành cho Ukraina trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (Regina Caeli) từ ban công trung tâm của Đền thờ Thánh Phêrô vào chiều Chúa Nhật.

👉Kêu gọi hòa bình chân chính, công bằng và bền vững cho dân tộc Ukraina thân yêu
Trong phần huấn từ sau giờ kinh trưa Phục Sinh, Đức Thánh Cha nói: “Tôi mang trong tim những đau khổ của dân tộc Ukraina thân yêu,” và kêu gọi: “hãy làm mọi nỗ lực để sớm đạt được một nền hòa bình chân chính, công bằng và bền vững.”

Ngài nói thêm: “Mọi tù nhân hãy được trả tự do, và mọi trẻ em được trở về với gia đình mình.”

Đức Giáo hoàng đã nhắc nhớ rằng vào ngày 8 tháng 5, “thảm kịch khôn lường của Thế chiến thứ hai đã kết thúc cách đây 80 năm,” “sau khi cướp đi sinh mạng của 60 triệu người.”

Sau đó, Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi rằng nhân loại đừng bao giờ tái diễn chiến tranh, với những lời cầu nguyện và kêu gọi đặc biệt dành cho Ukraina, Dải Gaza, và khu vực biên giới Ấn Độ - Pakistan.

👉Tổng thống Zelensky: ‘Chúng tôi trân trọng sâu sắc những lời của Đức Thánh Cha’
Sau cuộc điện đàm với Đức Giáo hoàng, Tổng thống Zelensky đã đăng tải trên mạng xã hội X về cuộc trao đổi đầu tiên với Đức Lêô XIV, cho biết ông đã bày tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ của ngài dành cho Ukraina.

Tổng thống Ukraina viết: “Chúng tôi trân trọng sâu sắc những lời của ngài về sự cần thiết phải đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho đất nước chúng tôi, cũng như việc phóng thích các tù nhân,” đồng thời cho biết hai bên cũng đã bàn về “hàng ngàn trẻ em Ukraina bị Nga cưỡng bức đưa đi.”

Tổng thống nhấn mạnh rằng Ukraina “trông cậy vào sự trợ giúp của Vatican trong việc đưa các em trở về đoàn tụ với gia đình.”

Ngoài ra, ông cho biết đã thông tin cho Đức Giáo hoàng về “thỏa thuận giữa Ukraina và các đối tác, theo đó, kể từ hôm nay, một lệnh ngừng bắn toàn diện và vô điều kiện trong ít nhất 30 ngày sẽ được thực thi.”

👉Mong muốn chấm dứt chiến tranh

Tổng thống Zelensky cũng tái khẳng định rằng “Ukraina sẵn sàng đàm phán thêm dưới mọi hình thức, bao gồm cả đàm phán trực tiếp.”

Với tinh thần đó, ông nói: “Ukraina muốn chấm dứt chiến tranh này và đang làm tất cả những gì có thể để đạt được điều đó,” đồng thời nhấn mạnh rằng “Ukraina đang chờ đợi những bước đi tương tự từ phía Nga.”

Tổng thống Zelensky cũng chia sẻ rằng ông đã mời Đức Giáo hoàng Lêô XIV thực hiện một chuyến Tông du đến Ukraina, cho rằng một chuyến viếng thăm như thế “sẽ mang lại niềm hy vọng thật sự cho tất cả các tín hữu và toàn thể nhân dân chúng tôi.”

“Chúng tôi đã đồng thuận duy trì liên lạc và lên kế hoạch cho một cuộc gặp trực tiếp trong thời gian sắp tới,” Tổng thống kết luận.

Vatican News 
Chuyển ngữ: Hạo Nhiên
🖋 Bài viết: https://tgpsaigon.net/bai-viet/duc-giao-hoang-leo-xiv-dien-dam-voi-tong-thong-ukraina-volodymyr-zelensky-78138
Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 04:28 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2025

Sự ‘rung lắc’ của Trump ảnh hưởng gì đến Việt Nam

Sự ‘rung lắc’ của Trump ảnh hưởng gì đến Việt Nam?



Những động thái dữ dội của Donald Trump khiến hàng triệu “cử tri” trung thành của ông ở… Việt Nam phấn khích. Người ta tin Việt Nam không thể tách ra khỏi “dòng chảy thời đại” mang lại từ sự “rung lắc” của Trump, rằng chỉ có Trump mới có thể đào huyệt chôn cộng sản Trung Quốc lẫn Việt Nam, rằng Trump sẽ giúp mang lại ánh sáng dân chủ và từ đó kỷ nguyên mới cho Việt Nam vén màn. 

Làm thế nào mà Việt Nam có thể “vĩ đại trở lại” nhờ Trump!? Donald Trump đang khiến thế giới phải tái điều chỉnh chính sách kinh tế lẫn đối ngoại. Địa chính trị đang biến động từng ngày từng giờ. Dù vậy, chẳng bất kỳ cá nhân hoặc thế lực nào có thể khiến quốc gia khác thay đổi một cách tích cực, đặc biệt về thể chế. Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng ít nhiều trong cuộc thương chiến nhưng Tập Cận Bình và chế độ cộng sản Trung Quốc không vì thế mà sập tiệm. 

Việt Nam chẳng bao giờ “vĩ đại trở lại” nếu đảng cộng sản vẫn còn đó. Sự phát triển hay tụt lùi của Việt Nam trong dòng chảy thế giới tùy thuộc vào sự “chỉ đạo” của đảng cai trị chứ không phải đường lối điều hành của một tổng thống nước khác. Không có sự hoang tưởng nào nực cười và ngớ ngẩn hơn là sự trông chờ sức mạnh từ bên kia bờ đại dương có thể mang lại những trận cuồng phong thay đổi trên đất nước mình.

Việt Nam từ lâu đã gần như luôn đi bên lề của bất kỳ “dòng chảy thời đại” nào. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa được Mỹ công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Bức tranh thực tế mà những “cử tri” của Trump ở Việt Nam cần thấy là vô cùng ảm đạm. Quá nhiều bất công và lỗi thể chế vẫn tồn tại dai dẳng. Chẳng có “ông Trump” nào thay đổi được điều đó.

Báo chí đang nói nhiều về cái gọi là tháo gỡ “điểm nghẽn”. Chẳng ai dám đề cập “điểm nghẽn” then chốt của Việt Nam là Điều IV Hiến pháp, trong đó nhấn mạnh rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của cả dân tộc”. 

Việt Nam không chỉ tiếp tục ngổn ngang những thực tế đời thường chẳng hạn đường sá quá tải, bệnh viện quá tải, tham nhũng “quá tải”… mà bức tranh phát triển cũng không bình thường. Trong diễn văn tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI vào trung tuần tháng 1-2025, Tô Lâm nói: “Tôi được báo cáo là Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ sáu thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ bảy thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ tám thế giới về thiết bị linh kiện điện tử…” 

Nói cách khác, Việt Nam vẫn tiếp tục sống bằng việc bán sức lao động và làm mướn cho các tập đoàn nước ngoài. Cho đến nay, nền “công nghệ số” Việt Nam vẫn “ngồi ké” trên các cỗ xe hiện đại của nước ngoài. 50 năm kể từ sau 1975, chưa từng có bất kỳ trào lưu chính trị thế giới nào thay đổi được tư duy cai trị của Việt Nam; và 95 năm sau ngày thành lập đảng, cộng sản Việt Nam chưa bao giờ ngừng buông lỏng sự độc tài kiểm soát của họ. Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng và nhiều người khác vẫn ngồi tù và Huy Đức sắp sửa tương tự. 

Trận “cuồng phong” của Trump không thể và không bao giờ có thể giúp… bất kỳ quốc gia nào “vĩ đại trở lại”. Tương lai kinh tế lẫn chính trị Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay người Việt và chế độ cai trị đất nước. Sự thật hiển nhiên như thế. Hơn nữa, Trump chỉ có thể làm mưa làm gió nước Mỹ bốn năm. Còn ở Việt Nam, nhiều “nhân sĩ, trí thức” - vốn thèm muốn một nền ngôn luận tự do nhưng tin như sấm những lời bốc phét từ bên kia bờ đại dương - sẽ tiếp tục đi bỏ phiếu trong các cuộc “bầu cử dân chủ” của một chế độ không có nhiệm kỳ. 

Theo Fb Manh Kim
__________ 
-Một cử tri Mỹ trong đêm bầu cử 5-11-2024. Chụp tại Lafayette Square, địa điểm quen thuộc bên ngoài Nhà Trắng nơi luôn diễn ra những sinh hoạt chính trị của người dân Mỹ (ảnh: MK)
Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 14:14 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?

ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?

Những gì đang diễn ra đã trở thành chuỗi “đại họa” đưa Phật giáo lao vào tình trạng khủng hoảng kinh khủng chưa từng thấy. Từ các vụ nhà sư trác táng đến cơn lốc “buôn thánh, bán thần”, Phật giáo đang chứng kiến sự hỗn loạn cực độ. Nhà chùa, có nơi, trở thành “cơ sở tôn giáo”; trong khi “cán bộ tôn giáo”, có chỗ, khoác áo nhà sư; và “Phật tử” thì u u mê mê ngưỡng vọng vào tà ma, quỷ thuyết…

Chùa nhiều, Phật “đông” nhưng “quỷ ma” nhan nhản. Những bức tượng Phật “cao nhất Đông Nam Á” và những ngôi chùa “lớn nhất Đông Nam Á” đã mọc lên trên một quốc gia có những điều tồi tệ, vốn bị nghiêm cấm trong giáo lý nhà Phật, có lẽ cũng thuộc vào hạng nhất nhì Đông Nam Á, từ ăn cắp, hiếp dâm, đến thậm chí giết bố mẹ ruột… Cuộc khủng hoảng đạo đức xã hội, thật mỉa mai cùng cực, lại tỷ lệ thuận với cơn lốc xây chùa và cơn sốt đi chùa. Chùa chiền đang được “xã hội hóa” thì tại sao giáo lý Phật giáo đã không được “xã hội hóa” để giúp xã hội tốt hơn, con người sống tốt hơn, lòng người chân thành hơn, tâm trí chúng sinh bình an hơn? Nếu nhà chùa đang gieo “nhân” tốt thì tại sao “quả” gặt được lại kinh khủng đến vậy? Luật “nhân-quả” nào có thể giải thích điều này? Thực tế thì sự bùng nổ chùa chiền đã gieo những cái “nhân” khác, hơn là “nhân” đạo lý. Khó có thể có cái “quả” tốt, khi mà chính nhà chùa và nhà sư trong đó, đã tự gạt ra yếu tố đạo đức cá nhân và phẩm hạnh nhà tu, để trở thành một phần của cái gọi là thị trường “buôn thánh, bán thần”.

“Phật giả”, “giả Phật”; “chùa giả”, “giả chùa”; “tăng giả”, “giả tăng”. Chỉ có điều này là thật: “Mạt Pháp”! “Phật thật” đang khóc (có lẽ vậy). “Phật giả” vừa đếm tiền vừa cười (hẳn thế). “Bồ tát thật” đang tụng niệm để Phật giáo thoát khỏi kiếp nạn tai ương. “Bồ tát giả” thì lần tràng hạt “phổ độ chúng sinh” bằng ngoa ngôn ma mị. Câu hỏi lớn nhất cần được quan tâm không chỉ là tình trạng “kinh doanh” Phật giáo mà còn là tại sao ngày càng có nhiều Phật tử không nhìn thấy được “Phật giả” trong những kiến trúc “giả chùa”? Những hàng hàng lớp lớp người đi chùa không cho thấy Phật giáo đang phát triển. Mà là ngược lại. Nhang khói càng nghi ngút, dường như, càng che mờ con đường giác ngộ đích thực mà giáo lý Phật giáo truyền dạy. “Đi chùa viếng Phật” – một nét văn hóa tôn giáo trang nghiêm gắn liền với văn hóa dân tộc – đã biến thành một hoạt động “đi mua sắm” để mua đủ các thứ mà “thị trường” ngoài đời không thể mua, từ giấc mơ, khát vọng, đến danh và “lộc”. “Bồ tát” nào “chứng”, “Phật” nào “chứng”? Cơn lốc xây chùa có thể không bùng nổ nếu những kẻ “buôn thánh, bán thần” không “nắm bắt” được “tâm lý” và “nhu cầu thị trường”.

Trong “What The Buddha Taught” – một trong những tác phẩm kinh điển và căn bản về giáo lý Phật giáo, Hòa thượng Walpola Rahula (1907-1997) viết: “Theo Phật học, vị trí của con người là tối thượng. Con người là chủ nhân của chính mình, và không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn để định đoạt số phận của nó. Đức Phật dạy: “Người ta là nơi nương tựa của chính mình, còn ai khác nữa có thể làm nơi nương tựa?”. Ngài khuyên các môn đệ hãy là “một nơi nương tựa cho chính mình” và không bao giờ nên tìm nơi nương tựa hay sự giúp đỡ của bất cứ người nào khác. Ngài giảng dạy, khuyến khích và cổ vũ mỗi người hãy tự mở mang và tìm sự giải thoát cho chính mình, vì con người có năng lực giải thoát mình ra khỏi mọi ràng buộc, bằng trí tuệ và nỗ lực riêng. Đức Phật dạy: “Các người nên làm công việc của mình, vì các Đức Như Lai chỉ dạy con đường mà thôi”. Nếu Đức Phật được gọi là một người “cứu thế” đi nữa thì cũng chỉ có nghĩa rằng Ngài đã tìm ra và chỉ con đường đi đến Giải thoát, Niết Bàn. Nhưng chúng ta phải bước trên Con đường ấy bằng chính mình” (*).

Trong quyển “Thấy Phật”, giáo sư Cao Huy Thuần viết: “Ngài ở cùng khắp, Ngài ở chung quanh chúng ta, ai cũng có thể thấy Ngài nếu tâm sáng, và tùy tâm sáng đến đâu thì thấy Phật rõ đến đấy. Niệm Phật là làm cho tâm sáng và tâm sáng thì Phật hiện, bởi vì Phật ở cùng khắp thì tất nhiên Phật cũng ở trong tâm ta… Ai đi sâu vào Phật học sẽ thán phục mối tương quan sâu thẳm giữa trí tuệ và lòng tin. Trong Phật giáo, lòng tin luôn dựa trên trí tuệ, và trí tuệ chỉ có thể sáng chiếu đến chân lý nếu được lòng tin hỗ trợ. Thấy Phật cũng chỉ bình thường vậy thôi. Không phải ở trên ngôi sao kia, mà ở ngay trong lòng. Ra đời cách đây 2.546 năm, Đức Phật vẫn còn ở quanh ta để luôn nói với ta tiếng nói từ trong tâm, rằng: Ta đã sinh làm người, và từ người, chứ không từ đâu khác, từ Ta, từ chính Ta, Ta đã chứng ngộ…”.

Thật khó có thể đòi hỏi một người “bình dân” “thấy” được Phật như cách ông Cao Huy Thuần “thấy” hoặc nhìn ra được “Con đường” để đi bằng chính mình như cách Hòa thượng Walpola Rahula viết. Tuy nhiên, Phật giáo là uyên thâm nhưng Phật tử thì không cần tu học đến uyên bác như các bậc Tuệ Sĩ hay Lê Mạnh Thát để hiểu thấu đáo Phật pháp. Muốn “thấy Phật” không phải là điều bất khả. Ai cũng có thể “thấy” rằng, Phật không ở trong chùa; Phật ở trong tâm. Không Phật tử nào mà không ít nhất một lần nghe như vậy. Chưa có bất kỳ quyển giáo lý hoặc triết học Phật giáo nào nhắc đến những hành vi mê tín ngưỡng vọng như là “phương tiện” để được chứng giám sự “thành tâm” hoặc để giúp tìm đến chân lý tối thượng của đạo Phật. Có thể có những Phật tử tu và hành cả đời theo những gì giáo lý Phật giáo truyền dụ cũng chưa “gặp” được Phật nhưng chắc chắn rằng họ sẽ chẳng bao giờ “thấy” được Phật cho dù họ đi chùa bao nhiêu lần, quỳ lạy tượng Phật bao nhiêu cái và “cúng dường” bao nhiêu tiền. Chừng nào còn mang đến chùa những thứ mà Phật giáo căn bản khuyên dạy cần phải buông bỏ, chừng nào mà trí còn loạn và tâm còn “đóng” trước cửa nhà Phật thì làm sao có thể “thấy” được Phật ngay cả khi tượng Phật sờ sờ trước mắt?

Theo Mạnh Kim

…

(*) Man’s position, according to Buddhism, is supreme. Man is his own master, and there is no higher being or power that sits in judgment over his destiny. “One is one’s own refuge, who else could be the refuge?” said the Buddha. He admonished his disciples to “be a refuge to themselves”, and never to seek refuge in or help from anybody else. He taught, encouraged and stimulated each person to develop himself and to work out his own emancipation, for man has the power to liberate himself from all bondage through his own personal effort and intelligence. The Buddha says: “You should do your work, for the Tathagatas only teach the way.” If the Buddha is to be called a “saviour” at all, it is only in the sense that he discovered and showed the Path to Liberation, Nirvana. But we must tread the Path ourselves.

Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 07:33 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ

Việt Nam Thời Báo
29-9-18

KHANG NGUYÊN: ‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ

Trần Thành (VNTB)



Cựu bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải có mặt tại lễ Quốc tang ở Hà Nội và cả Ninh Bình trong buổi chiều hạ huyệt vần vũ mưa. Nếu sắp tới đây ông Nguyễn Thiện Nhân lại ra Bắc, liệu ‘bố già’ Hai Nhựt (tên thường gọi của ông Lê Thanh Hải) có phải cam chịu làm củi đốt lò đang dần nguội lạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Giới luật sư có thân chủ là những dân oan bị ‘bố già’ Hai Nhựt cướp đất ở bán đảo Thủ Thiêm, đang lo lắng rằng liệu với xáo trộn nhân sự đàng sau hậu trường chính trị vào tháng 10 cận kề, liệu vụ Thủ Thiêm lại bị xếp xó như suốt hơn hai mươi năm qua?

Sếp của ông 'anh Năm Tín' là ai?

Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt pháp lý trong vụ án Vũ ‘nhôm’. Nói luôn, ông sếp ở thời quyền uy hét ra lửa đó của ông Nguyễn Hữu Tín chính là ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 12 năm 2008, ông Nguyễn Hữu Tín là Thành ủy viên, phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Trước đó, từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 4 năm 2004, ông Tín là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Tháng 5-2004, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải đã ‘rút’ ông Tín lên làm phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Trong giới làm ăn, người ta hay gọi ông Nguyễn Hữu Tín là ‘anh Năm’.

Trung tuần tháng 11-2013, ‘anh Năm’ đã đặt bút ký quyết định giao 375.757m2 ‘đất sạch’ [đất đã giải tỏa xong] không thu tiền sử dụng đất, thuộc quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm cho Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh để đầu tư xây dựng bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị này theo hình thức hợp đồng BT: Đại lộ vòng cung (tuyến R1) có diện tích đất là 175.721,6m2; đường ven hồ trung tâm (tuyến R2) có diện tích 79.218m2; đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3) có diện tích 81.956,5m2; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư (R4) có diện tích 38.860,9m2.

Chiều dài 4 tuyến đường là 11,9km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, trung bình 1 km làm đường tiêu tốn 1.000 tỷ đồng, mức đầu tư 'kỷ lục' chưa từng có tại Việt Nam.

Bánh ít đi, bánh quy lại. Ông Nguyễn Hữu Tín đồng ý sẽ cấp cho công ty Đại Quang Minh phần đất có diện tích gần 79 ha đóng trên địa bàn phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông. Khi đó, hiện trạng phần đất được cấp này đang sử dụng để xây dựng dự án trọng điểm, là xương sống nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị Sala, nơi có giá nhà đất đắt đỏ nhất hiện nay...

Giới làm ăn chắt lưỡi nói rằng, 4 tuyến đường được định giá xây dựng như vậy tưởng chừng là siêu đắt; tuy nhiên, bản thân hiện trạng các tuyến đường ấy - có thể thấy chủ yếu phục vụ cho khu đô thị Sala. Cũng chính nhờ các tuyến đường đó, mỗi mét vuông đất tại khu đô thị trên được “đội giá” lên theo thời gian.

Trong thương vụ này, xem ra Đại Quang Minh được ông Nguyễn Hữu Tín ưu ái. Dĩ nhiên sự ưu ái ấy trước tiên cần phải nhận được sự gật đầu của ‘bố già’ Hai Nhựt, đương kiêm Bí thư Thành ủy TP.HCM (ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy suốt hai nhiệm kỳ liền kề).

Những con rối trong tay ‘bố già’ Hai Nhựt?

Công bằng mà nói, với thế lực danh gia bên vợ của ông Lê Thanh Hải, gần như toàn bộ cấp phó (tính luôn cả chủ tịch Lê Hoàng Quân) thời mà ‘bố già’ Hai Nhựt làm vua một cõi ở Sài Gòn, đều dính tới những tố cáo về sai phạm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dĩ nhiên những tình tiết này không hề được Thanh tra Chính phủ nhắc đến trong “kết luận kiểm tra” công bố hồi đầu tháng 9/2018.

Trong vụ quy hoạch Thủ Thiêm, đầu tháng 6 năm 2007, ông Nguyễn Hữu Tín, phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã tách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thành dự án riêng bằng Quyết định số 2466/QĐ-UBND ký ngày 5/6/2007. Quyết định này xác định, tổng diện tích đất thu hồi là 772,3 ha với tổng số 10.406 hộ gia đình và 47 cơ quan đơn vị, trụ sở hành chính, 14 trường học, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong khi đó, đối với khu đất nằm ngoài ranh dự án khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 17/1/2008, phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Quyết định 222/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 để làm Khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích gần 336 ha, bao gồm 80 ha chỉnh trang đô thị. Đến đây, 80 ha vốn không thuộc ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã “hợp thức hóa” vào Khu đô thị chỉnh trang kế cận.

Nói thêm, 28 dự án phân lô, bán nền nằm trong khu vực 80 ha chỉnh trang, chính là một phần trong số 160 ha đất tái định cư của dân đã bị xẻ thịt, chia phần cho các công ty tư nhân.

Thật ra những diễn biến về chuyện ban hành các văn bản pháp lý nói trên của ông Nguyễn Hữu Tín, hay Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài vẫn là nhằm để thực hiện theo kịch bản của ‘bố già’ Lê Thanh Hải – một người rất khôn ngoan, khi hiếm hoi đặt bút ký những quyết định liên quan trực tiếp tới quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm.

Hồ sơ vụ việc cho thấy ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND TP.HCM phát hành Công văn đánh số 78/TB-VP, đóng dấu ‘hoả tốc’, truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải như sau: “Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù giải toả cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160 ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2”.

Công văn hỏa tốc về ‘lệnh miệng’ này là cái cớ để hợp thức hóa về mặt ‘đánh lận con đen’ trong pháp lý cho việc băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết mà trước đó UBND TP.HCM đã thuê công ty SASAKI thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm định.

Với ‘lệnh miệng’ nói trên, khu tái định cư của người dân đã bị “đánh bật” ra khỏi quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Lê Thanh Hải tự quyền điều chỉnh cả về quy mô và phạm vi quy hoạch, trái với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 367/TTg.

Và nói như lời than oán của mấy trăm gia đình là nạn nhân trong chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm, chính ông Lê Thanh Hải và phe nhóm chống lưng ông ta ở cấp Trung ương, đã phá vỡ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ngay từ trong trứng nước.

Dư luận đồn đoán ông Trần Đại Quang có liên can trong vụ Vũ ‘nhôm’ mà ‘anh Năm’ Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt tố tụng hình sự. Trong những gương mặt đến dự lễ Quốc tang vừa rồi, trên khuôn hình trực tiếp VTV, liệu có sự hiện diện của ai đó đã giúp ‘bố già’ Lê Thanh Hải một tay che trời: ông Ba Dũng, bà Bảy Thư…?


Theo VNTB

Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 07:07 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

KHANG NGUYÊN BLOG: THƯ NGỎ GỬI MỘT NHÀ SƯ

THƯ  NGỎ  GỬI  MỘT  NHÀ  TU



       Thú thật là sau khi nghe thầy to tiếng gọi thầy Thích Minh Tuệ là “thằng ba trợn”, tôi phải hết sức kìm chế để không gọi thầy là “thằng” trong lá thư ngỏ này. Bởi vì, một nhà tu có đủ sự trâng tráo để gọi một nhà tu khác là “thằng ba trợn”, thì hơn ai hết, chính ông ta mới xứng đáng nhận lấy 3 tiếng này.
      Tôi dù không tu nhưng cũng có đủ bình tĩnh và vốn văn hóa tối thiểu để không hạ nhục người khác, dù cho với một người đang bị cả cộng đồng xã hội hạ nhục như thầy. 
     Trong những ngày qua, sự xuất hiện của thầy Thích Minh Tuệ trong đời sống xã hội như một luồng gió mới thổi vào bầu không khí oi bức của mùa hè, khơi dậy những từ tâm còn lắng sâu trong tiềm thức của mỗi người. Tôi rưng rưng xúc động nhìn cảnh một sư cô y áo chỉnh tề lặng lẽ và thành kính đảnh lễ thầy Minh Tuệ. Tôi vui mừng nhìn thấy trên gương mặt đồng bào Nghệ An nét đạo hạnh, trang nghiêm mỗi khi có sự xuất hiện của thầy. Cảm động hơn nữa là hình ảnh mấy chục phụ nữ, hầu hết đã có tuổi, cùng nhau lặng lẽ quét sạch bụi cát trên con đường thầy đi qua, để cho đôi chân trần bớt đi phần nào đau đớn. Hình ảnh đó ngàn năm có một, và đẹp đẽ biết bao nhiêu!
      Sáng nay, 15.5.2024, đồng bào Nghệ An thực hiện sáng kiến nắm kéo những đường dây dài để đảm bảo hơn nữa sự thông thoáng và trật tự trên con đường thầy Minh Tuệ đi qua. Lực lượng chức năng địa phương cũng ghi một điểm son khi hỗ trợ quần chúng trong hành trình tự nguyện, tự phát này.
     Một nhà tu đen đúa, khổ hạnh, đầu trần chân đất, nụ cười luôn nở trên môi, tuy không có một đồng cắc trong tay, nhưng phẩm hạnh cao vời đã làm lay động hàng triệu con tim. Đó là một sự kiện chưa từng thấy trong xã hội Việt Nam từ xưa đến giờ!  Vậy mà sao phẩm hạnh ấy không lay động được trái tim của thầy và hàng mấy trăm đệ tử của thầy? Trái lại nó còn làm cho thầy sân si hơn, đến nổi phải thốt lên những lời nói không thể tin là chúng xuất phát từ cửa miệng một người biết tu hành.
      Tôi nhận thấy trong “hiện tượng” Thích Minh Tuệ, một số nhà sư từng nhận chịu sự phê phán của cộng đồng xã hội như thầy đã giữ được sự bình tĩnh, không có những hành vi và lời nói nào quá đáng. Điều đó lẽ ra cũng có thể là một bài học dành cho thầy, nhưng thầy đã không học và tiếp tục bước trên con đường đi ngược lại đạo pháp, tuyên bố những điều nhảm nhí như hát karaokê sẽ làm ma câm, cúng dường thì không được cúng tiền mệnh giá nhỏ, xài nhiều tiền của mình cũng là làm điều ác ... Trong mười phương chư Phật, có đức Phật nào dạy chúng sinh những điều đó hay không? Thầy là một nhà tu, sao lại giảng cho đệ tử những điều không có trong đạo pháp?
     Bằng lá thư ngỏ này, tôi trân trọng xin thầy hãy quay về con đường đạo pháp chân chính, trước tiên đó là trách nhiệm của thầy đối với Giáo hội Phật giáo mà thầy là một thành viên, sau đó giúp cho những đệ tử chân chất, mộ đạo của thầy thấm nhuần được thứ giáo lý chân chính nhằm giác ngộ con người, chứ không như bây giờ, họ chỉ ngồi bên dưới, cười hô hố trước những lời “pháp thoại” nhảm nhí của thầy. Tôi thấy rất tội nghiệp cho họ!
     Lời thật mất lòng, mong thầy thông cảm. 
Trân trọng cầu chúc thầy thân tâm thường lạc.

Lê Nguyễn
15.5.2024
Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 07:55 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Khang Nguyên: Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu.

site logosite logo

Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu

Nguyễn Hưng Quốc 
01/04/2014
  • Nguyễn Hưng Quốc
Một phụ nữ Ukraine tưởng nhiệm người bạn bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát với cảnh sát hồi tháng 2 tại Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Một phụ nữ Ukraine tưởng nhiệm người bạn bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát với cảnh sát hồi tháng 2 tại Quảng trường Độc lập ở Kieve
Cho đến nay, phần lớn các bài tường thuật hoặc phân tích về việc Nga cưỡng đoạt bán đảo Crimea từ trong tay của Ukraine đều tập trung vào hai đối tượng chính: Nga và các phản ứng của Mỹ và Liên Hiệp Âu châu.

Về phía Nga, người ta tập trung nhiều nhất vào các tham vọng quyền lực của Vladimir Putin, người xem sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga vào đầu thập niên 1990 như một tai họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20 thay vì là một may mắn vì thoát khỏi ách chuyên chế và sự bần cùng; và cũng là người, theo cách nói rất hình tượng của một nhà báo nào đó, “tối nằm mơ mình là Đại đế, sáng thức dậy, hành xử như Stalin”.

site logosite logo
TRỰC TIẾP
NGUYỄN HƯNG QUỐC

Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu

01/04/2014
  • Nguyễn Hưng Quốc
Một phụ nữ Ukraine tưởng nhiệm người bạn bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát với cảnh sát hồi tháng 2 tại Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Một phụ nữ Ukraine tưởng nhiệm người bạn bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát với cảnh sát hồi tháng 2 tại Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Cho đến nay, phần lớn các bài tường thuật hoặc phân tích về việc Nga cưỡng đoạt bán đảo Crimea từ trong tay của Ukraine đều tập trung vào hai đối tượng chính: Nga và các phản ứng của Mỹ và Liên Hiệp Âu châu.

Về phía Nga, người ta tập trung nhiều nhất vào các tham vọng quyền lực của Vladimir Putin, người xem sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga vào đầu thập niên 1990 như một tai họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20 thay vì là một may mắn vì thoát khỏi ách chuyên chế và sự bần cùng; và cũng là người, theo cách nói rất hình tượng của một nhà báo nào đó, “tối nằm mơ mình là Đại đế, sáng thức dậy, hành xử như Stalin”.

Người ta cũng phân tích các mặt mạnh và mặt yếu của Nga trong tham vọng biến thành một đế quốc, trong đó hai mặt mạnh nhất là, một, nguồn tài nguyên dồi dào đủ để gây sức ép lên châu Âu, nếu cần; và hai, quyền lực tập trung hẳn vào một người: Putin (trên nguyên tắc, có thể tại vị cho đến 2024!). Nhưng hai mặt yếu lớn nhất của Nga là: Một, kinh tế yếu và khá què quặt, chủ yếu chỉ dựa vào nguồn dầu khí; và hai, qua cách hành xử của Nga tại Ukraine vừa qua, bộ mặt đế quốc của Nga hiện lên rất rõ nên một mặt, gây sợ hãi đối với các nước láng giềng, và vì sự sợ hãi ấy, họ sẽ ngả theo Tây phương; mặt khác, khiến Tây phương phải cảnh giác, đoàn kết và cứng rắn hơn: Nếu việc lấn chiếm Crimea của Nga là một bất ngờ đối với Tây phương thì, thật ra, nó cũng là một “bất ngờ” đối với chính Nga lúc họ chưa sẵn sàng đủ để hiện thực hóa tham vọng đế quốc của mình.

Về phía Mỹ và Tây phương, người ta tập trung nhiều nhất vào các phản ứng và những hạn chế trong các phản ứng chống lại Nga. Nói chung, cả Mỹ lẫn châu Âu đều đồng ý với nhau ở một điểm: tất cả đều xem việc Nga cưỡng chiếm Crimea của Ukraine là một điều phi pháp, hơn nữa, một hiểm họa. Hiểm họa ấy không nằm ở bản thân Crimea, thậm chí, ngay cả nước Ukraine. Hiểm họa ấy nằm ở hai điểm chính: Một, việc chiếm Crimea chỉ là bước đầu trong âm mưu xâm lược các nước láng giềng của Nga; và hai, nó tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế: nhân danh một lý do vu vơ nào đó, một nước lớn sử dụng bạo lực để lấn chiếm lãnh thổ của một nước khác nhỏ hơn. Xin lưu ý là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tuy ở Âu châu có nhiều cuộc chiến tranh, nhưng đây là lần đầu tiên có cuộc chiến xâm lược và cưỡng đoạt lãnh thổ của nhau.

Biết đó là hiểm họa, tuy nhiên, phản ứng của Mỹ và châu Âu lại bị hai giới hạn lớn: Một, tất cả đều đang gặp nhiều khó khăn cả về chính trị, quân sự lẫn về kinh tế và nhân tâm, không có ai có thể cứng rắn đủ để đối đầu với Nga một cách quyết liệt; và hai, do xu hướng toàn cầu hóa, hầu như tất cả đều có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga trên rất nhiều lãnh vực, do đó, ngay biện pháp cấm vận cũng chỉ được thi hành một cách dè dặt.

Có điều, hầu hết các nhà bình luận chính trị đều né tránh một khía cạnh khác của cuộc xâm chiếm Crimea của Nga: các phản ứng của chính quyền Ukraine.

Điều dễ nhận thấy nhất là hầu như chính phủ Ukraine hoàn toàn chấp nhận số phận. Lính Nga tràn ngập vào Crimea, lính Ukraine vẫn án binh bất động. Một số khá lớn không đầu hàng nhưng cũng không kháng cự. Đến lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập Crimea vào Nga, họ vẫn không kháng cự. Ở các nơi đóng quân, lính Ukraine nếu không rút về nước (?) thì cũng tự động giải tán. Ở Tây phương, hầu như mọi người cũng đều chấp nhận việc Ukraine mất Crimea là một việc đã rồi. Không cách gì chống lại hay đòi lại được. Ở Ukraine, chính phủ mới có lẽ cũng nghĩ như vậy. Họ cũng xem như đã mất hẳn Crimea. Tất cả những nỗ lực của họ là lo giữ những phần đất còn lại.

Crimea, một vị tướng hải quân của Ukraine đã nhanh nhảu đầu hàng Nga ngay tức khắc.

Bởi vậy, không có gì lạ khi Ukraine thua và chấp nhận thua một cách dễ dàng ở Crimea. Điều duy nhất nhiều người làm được là giữ được tinh thần: ngay cả khi lính Nga đến chiếm đồn trại của họ, dù không phản công, họ vẫn nghiêm trang cầm quốc kỳ và hát quốc gia.

Lý do thứ hai là vì chính trị. Quốc Hội Ukraine thông qua nghị quyết truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych ngày 22 tháng 2. Hơn một tuần sau, quân Nga tràn qua biên giới vào lấn chiếm Crimea. Ukraine, lúc ấy chỉ có chính phủ tạm thời, lại mới cầm quyền, còn ngơ ngác và bối rối đủ chuyện, không thể đề ra một chiến lược hay chiến thuật nào có thể thực hiện được.

Lý do thứ ba, quan trọng nhất, vì giới cầm quyền Ukraine thiển cận và bất cẩn. Khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, trên đất Ukraine có hơn 1200 đầu đạn hạt nhân và trên 2500 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Năm 1994, Mỹ, Anh và Nga thuyết phục Ukraine bỏ hết các thứ vũ khí ấy, bù lại, họ hứa hẹn sẽ hạn chế việc sử dụng vũ lực hoặc kinh tế để đe dọa Ukraine. Tin tưởng vào những lời hứa hẹn ấy, Ukraine rất ỷ y: Họ cắt giảm quân số, ngưng việc mua sắm vũ khí và hoàn toàn chễnh mãng trong việc tập luyện binh sĩ.

Đó là chưa kể phần lớn những người cầm quyền đều chỉ chăm chăm lo vơ vét tài sản quốc gia hầu làm giàu cho bản thân. Thấy rõ nhất điều này là qua số tài sản của Yanukovych sau khi ông chạy trốn: nhà ông ở không khác gì cung điện của vua chúa ngày xưa. Cũng sơn son thếp vàng. Cũng có cả sở thú riêng. Trong một đất nước còn khá nghèo mà đời sống của giới lãnh đạo vương giả đến độ như vậy thì còn tiền bạc đâu lo chuyện quốc phòng?

Tất cả những sự ích kỷ và bất cẩn như vậy đều xuất phát từ tầm nhìn thiển cận về địa chính trị.


Không có gì lạ khi sau thời chiến tranh lạnh, Ukraine lại trở thành nơi tranh chấp giữa Tây phương và Nga. Nhằm mục đích phát triển sức mạnh, nhân tiện, bao vây Nga, Liên hiệp Âu châu phát triển mạnh mẽ về hướng đông. Ukraine trở thành địa điểm cuối cùng của đà phát triển ấy. Trước viễn cảnh ấy, dĩ nhiên Nga không thể không lo lắng. Để tránh bị bao vây, Nga chỉ còn một cách duy nhất: hoặc chiếm hoặc ngăn chận Ukraine lọt vào tay Liên hiệp Âu châu.

Việc Putin xua lính Nga qua chiếm Crimea và không chừng, một số vùng phía đông Ukraine, là một một chuyện dường như tất yếu. Không sớm thì muộn nó cũng sẽ xảy ra. Lý do dễ hiểu: vì vị trí của Ukraine. Nghĩa là vì địa chính trị. Trong cái vị trí trái độn ấy, điều bất hạnh khác của Ukraine: Nga cần Ukraine hơn là Mỹ và Tây phương cần Ukraine.

Cả bài này, tôi viết về Ukraine, nhưng thật ra, trong đầu, tôi chỉ nghĩ đến Việt Nam. Về phương diện địa chính trị, giữa hai nước có rất nhiều điểm giống nhau, phải không?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
  • 16x9 Image

    Nguyễn Hưng Quốc

    Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 22:10 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

TIN NÓNG: Trung Quốc, Philippines leo thang đối đầu ở Trường Sa

RIEF 6.8: Trung Quốc, Philippines leo thang đối đầu ở Trường Sa

DUAN DANG
5 THG 8, 2023

Quân đội và Tuần duyên Philippines ngày 6.8 đồng thời ra tuyên bố lên án việc tàu hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu tuần duyên và tàu tiếp tế của Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa một ngày trước đó.

Sự việc xảy ra ngày 5.8 khi Philippines tiến hành hoạt động tiếp tế cho binh lính đóng trên tàu BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây.

Tàu Hải cảnh 4203 phun vòi rồng vào tàu tuần duyên Philippines - Ảnh: PCG

Theo cáo buộc của Tuần duyên Philippines, tàu hải cảnh Trung Quốc đã di chuyển nguy hiểm và phun vòi rồng vào các tàu tuần duyên Philipines đang thực hiện sứ mệnh hộ tống các tàu tiếp tế. Hình ảnh được cung cấp cho thấy tàu Hải cảnh 4203 đã sử dụng vòi rồng.

Trong một thông báo khác, quân đội Philippines cũng cho biết một tàu hải cảnh đã sử dụng vòi rồng với một tàu tiếp tế. Vì những di chuyển nguy hiểm của tàu Trung Quốc, một tàu tiếp tế của Philippines đã không thể hoàn thành sứ mệnh.

Những chiếc tàu này đang vận chuyển thực phẩm, nước, nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác cho quân đội của chúng tôi đóng quân trên tàu BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây.

Những hành động như vậy của CCG (Hải cảnh Trung Quốc) không chỉ coi thường sự an toàn của thủy thủ đoàn PCG (Tuần duyên Philippines) và các tàu tiếp tế mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Công ước năm 1972 về các quy định quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGS) và Phán quyết Trọng tài năm 2016.

Trong khi đó, quân đội Philippines kêu gọi “Hải cảnh Trung Quốc và Quân ủy Trung ương hành động thận trọng và có trách nhiệm trong hành động của mình để ngăn chặn những tính toán sai lầm và tai nạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người”.

Vào năm tháng 11. 2021, Hải cảnh cũng từng phun vòi rồng vào các tàu tiếp tế Philippines, nhưng đây là lần đầu tiên họ sử dụng vòi rồng với tàu tuần duyên Philippines trong sứ mệnh tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây.

Chỉ 2 tiếng đồng hồ sau các tuyên bố của phía Philippines, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc. Tuyên bố cũng nhấn mạnh “một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các tàu công vụ, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines - bao gồm cả tàu tuần duyên của nước này ở Biển Đông - sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ theo Điều IV của Hiệp ước Phòng thủ chung của Hoa Kỳ và Philippines năm 1951”.

Nhận xét:

Cho đến thời điểm bản tin được gửi đi, phía Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng về các cáo buộc, vốn được bổ trợ bằng hình ảnh do phía Philippines cung cấp. Tuy nhiên, tổ chức Sáng kiến Tìm hiểu tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) ở Trung Quốc nói rằng Hải cảnh Trung Quốc để cho tàu tiếp tế đầu tiên của Philippines đi qua để cung cấp thực phẩm, nước, thuốc men và các vật dụng khác như thường lệ, và ngăn chặn tàu tiếp tế thứ hai chở vật liệu xây dựng.

Share

Quân đội Philippines đã gọi đích danh Quân uy Trung ương Trung Quốc, cơ quan chỉ huy tối cao của quân đội Trung Quốc, trong tuyên bố của họ. Điều này cho thấy phía Philippines xem sự việc lần này hết sức nghiêm trọng.

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng đưa ra tuyên bố gợi ý hai quốc gia đồng minh này có thể tham vấn trước về vụ việc.

Hành động của Trung Quốc có thể sẽ đẩy nhanh quá trình tuần tra chung của Mỹ và Philippines ở Biển Đông, vốn dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Theo đó, Mỹ có thể triển khai tàu tuần duyên hoặc tàu chiến hộ tống các sứ mệnh tiếp tế của Philippines trong tương lai.

Điều này có thể dẫn đến nguy cơ leo thang ở Biển Đông khi tàu Trung Quốc và tàu Mỹ đối đầu với nhau ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Duân,

Subscribe to Duan Dang’s Newsletter


Theo Facebook Duan Dang

Hundreds of paid subscribers

1
Share
Previous
Comments
Top
New
Community
24.10: Tín hiệu từ hàng chục tên lửa Trung Quốc bắn ở vịnh Bắc Bộ, Mỹ - Nhật chuẩn bị tập trận lớn suốt bầu cử Mỹ
Nhiều khả năng cuộc tập trận này là cách Trung Quốc bày tỏ thái độ đối với chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản, vốn bao gồm thỏa thuận về việc…
OCT 23, 2020 • DUAN DANG
47
8
SIREP 1.6: Về Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông
Tối 31.5, tờ South China Morning Post đăng bài viết giật tít "Các kế hoạch của Bắc Kinh cho vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông bao phủ quần đảo…
MAY 31, 2020 • DUAN DANG
91
5
10.7: Biển Đông dậy sóng, Mỹ - Trung thư hùng
Chào các bạn, Tôi đã quay trở lại và để bắt kịp diễn biến trong những ngày qua, bản tin hôm nay sẽ khá dài. I. BIỂN ĐÔNG 1. Hải cảnh 5402 Tính đến hôm…
JUL 9, 2020 • DUAN DANG
154
11

Ready for more?

© 2023 Duan Dang
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start WritingGet the app
Substack is the home for great writing
Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 23:49 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

Khang Nguyên: Nato sẽ thảo luận về khả năng Ukraine có gia nhập liên minh hay không

Nato sẽ thảo luận về khả năng Ukraine có gia nhập liên minh hay không




Các nhà lãnh đạo Nato sẽ tham dự một thượng đỉnh quan trọng tại Lithuania, có khả năng định hình diễn biến sắp tới trong cuộc chiến tranh Ukraine và tương lai của liên minh quân sự Phương Tây.

31 quốc gia thành viên hy vọng sẽ thể hiện cho Nga thấy họ có sự kiên quyết để hậu thuẫn Ukraine về mặt quân sự trong dài hạn.

Trước thềm cuộc họp đã có thông tin mang tính tích cực cho liên minh sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ qua sự phản đối và ủng hộ Thụy Điển gia nhập Nato.

Thế nhưng vẫn còn bất đồng liên quan đến những tham vọng từ chính Ukraine về khả năng trở thành thành viên liên minh.

Một số đồng minh được cho sẽ đưa ra những lời hứa về đảm bảo an ninh mới dành cho Kyiv, được thiết lập để ngăn chặn cuộc xâm lược tương lai của Nga. Họ cũng sẽ thảo luận về cung cấp thêm vũ khí và đạn dược.

Về vấn đề gia nhập liên minh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn Nato tuyên bố Ukraine có thể gia nhập sớm nhất có thể sau khi cuộc chiến tranh kết thúc - đề ra rõ ràng về cách thức và khi nào điều này có thể đạt được.

Thế nhưng một số quốc gia trong Nato lại chần chừ khi đi quá xa, lo sợ về lời hứa trở thành thành viên Nato gần như tự động dành cho Ukraine có thể tạo động lực cho Nga nhằm khiến cuộc chiến tranh leo thang hoặc kéo dài.

Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg nói không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về ngôn từ trong tuyên bố chung, nhưng cho biết thêm: "Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi có sự đoàn kết và thông điệp mạnh mẽ về Ukraine."

Thế nhưng sau các cuộc trao đổi vào tối muộn ngày thứ Hai 10/07, ông Jens Stoltenberg tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thuận ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập Nato. Tin tức này được Mỹ, Đức, và từ chính Thụy Điển hoan nghênh.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn khả năng Stockholm gia nhập Nato, cáo buộc quốc gia này cho phép những chiến binh người Kurd trú ngụ. Ông Stoltenberg nói rằng hai bên đã cùng nhau phối hợp để giải quyết "những quan ngại an ninh hợp pháp" của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan trước đó đề xuất sẽ ủng hộ Thụy Điển gia nhập nếu Liên minh châu Âu (EU) mở lại các cuộc hội đàm về tư cách thành viên dành cho Ankara - một yêu cầu đã bị giới chức EU bác bỏ.

Trong hai ngày diễn ra thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo Nato được kỳ vọng sẽ đồng thuận về các kết hoạch mới để ngăn chặn về cuộc xâm lược từ Nga và phòng vệ bằng cách tăng cường sức mạnh ở sườn đông.

Và họ cũng được kỳ vọng tăng cường cam kết tài chính, thực hiện mục tiêu chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng theo tỷ lệ tối thiểu, hơn là một tham vọng rộng lớn hơn. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói rằng ông Rishi Sunak đã trực tiếp kêu gọi các đồng minh đáp ứng mục tiêu này.


An ninh đang được siết chặt tại thủ đô Vilnius, với các lực lượng của Nato - bao gồm các tên lửa phòng không Patriot - để bảo vệ một thượng đỉnh diễn ra cách không xa Belarus và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Mục tiêu quan trọng nhất của thượng đỉnh là Nato cho Tổng thống Nga Vladimir Putin thấy về cam kết quân sự dài hạn dành cho Ukraine.

Giới chức hy vọng điều này có thể thay đổi suy nghĩ từ nhà lãnh đạo Nga, khiến ông ta có thể ngờ vực về khả năng 'chờ thời' lâu hơn Phương Tây.

Chính xác là một số người nhìn nhận thượng đỉnh lần này rằng khả năng giành được lợi thế quân sự trên chiến trường cũng quan trọng như việc khiến Putin thay đổi chiến lược của mình.

Vì vậy một số quốc gia thành viên Nato sẽ hứa mang đến cho Ukraine những cam kết an ninh mới. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa Ukraine có thể có sự hỗ trợ quân sự mà quốc gia của ông đã trao cho Israel - đó là những cam kết trong dài hạn được đề ra để ngăn chặn những cuộc xâm lược có thể xảy đến.


Liên minh này sẽ làm sâu sắc hơn các liên kết về mặt thể chế với Ukraine. Diễn đàn hiện tại - Ủy ban Ukraine Nato (Ukraine Nato Commission) - sẽ được nâng cấp thành Hội đồng Ukraine Nato (Ukraine Nato Council).

Điều này mang đến cho Ukraine khả năng triệu tập các cuộc họp của liên minh với tư cách là đối tác bình đẳng trên bàn họp. "Quyền tham vấn không phải là chuyện không quan trọng," một quan chức nói.

Thế nhưng có lẽ quan trọng nhất, một số quốc gia được kỳ vọng sẽ đề ra lộ trình rõ ràng hơn để Ukraine gia nhập liên minh.

Nato đã đồng thuận tại thượng đỉnh năm 2008 ở Bucharest rằng Ukraine "sẽ" trở thành thành viên và ủng hộ quá trình gia nhập. Thế nhưng liên minh này không nói cách thức và khi nào chuyện này có thể xảy ra.

Giới chỉ trích cho rằng việc trao cho Ukraine một điểm đến nhưng không có lộ trình đã khiến Putin đánh cược với hai cuộc xâm lược vào năm 2014 và 2022.

Ông Biden sẽ có cuộc gặp với ông Zelensky tại thượng đỉnh, một quan chức Mỹ nói với Reuters, mặc dù Tổng thống Ukraine chưa chính thức xác nhận có tham dự thượng đỉnh lần này hay không


Kyiv chấp thuận Nato không thể đưa ra lời mời Ukraine gia nhập khi quốc gia này vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Điều này tạo ra rủi ro khiến liên minh quân sự Nato bị rơi vào cuộc chiến với Nga, khi theo Điều khoản số 5 của liên minh Nato có nội dung bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào trong trường hợp tấn công.

Thay vào đó, Kyiv muốn có một lời hứa rõ ràng về tư cách thành viên thời hậu chiến với một khung thời gian, và Ukraine biết rằng một chiến thắng sẽ mang đến một cam kết an ninh theo sức mạnh hạt nhân của Nato.

Một cách để Nato cho thấy mong muốn chào đón Ukraine gia nhập liên minh sẽ là rút ngắn kế hoạch nộp đơn gia nhập, gọi là MAP. Đây là một quy trình chính thức để kiểm tra xem liệu một quốc gia có đáp ứng các quy chuẩn chính phủ và quân sự nghiêm ngặt của Nato hay không - và điều này có thể mất hàng thập kỷ.

Thế nhưng đây là điều mà Nato có thể thật sự nói về quá trình có thể trở thành thành viên của Ukraine, vốn đang khiến liên minh quân sự này bị chia rẽ.

Các quốc gia vùng Baltic và Đông Âu đang thúc đẩy để có sự rõ ràng càng nhiều càng tốt. Họ muốn liên minh này nêu rõ về Ukraine đã đạt bước tiến đến đâu trong quá trình gia nhập, đặc biệt quân đội Ukraine có thể hoạt động chung với các lực lượng khác trong Nato đến mức nào, vốn hiện đang cùng chia sẻ chung các loại vũ khí và chiến lược. Họ cũng muốn Nato nói rõ về những điều kiện xa hơn nữa mà Ukraine phải đạt được để trở thành thành viên.

Gitanas Nauseda, Tổng thống Lithuania, nói Nato nên tránh việc biến tư cách thành viên của Ukraine trở thành một đường chân trời: "Khi bạn càng tiến lại gần thì nó lại càng trở nên xa hơn."

Thế nhưng một số đồng minh - bao gồm Mỹ và Đức - thận trọng về chuyện hứa với Ukraine quá nhiều. Họ muốn Ukraine làm nhiều hơn để giải quyết nạn tham nhũng, tăng cường luật pháp và đảm bảo sự kiểm soát của quần chúng liên quan đến quân đội.

Một số người cũng lo ngại về việc Nato bị kéo vào một cuộc xung đột mở với Nga. Họ cũng lo sợ hứa với Ukraine về tư cách thành viên thời hậu chiến sẽ khiến Putin có thêm động lực về cả khiến cuộc chiến leo thang và kéo dài, duy trì giao tranh ở mức thấp để ngăn chặn khả năng Ukraine gia nhập liên minh.

Một số đồng minh khác cũng lo ngại về mất cơ hội trong bất kỳ các cuộc thương lượng thời hậu chiến nào. Họ cũng muốn sử dụng lời hứa về tư cách gia nhập Nato như củ cà-rốt dành cho Ukraine và cây gậy cho Nga, nhưng chỉ sau khi giao tranh kết thúc.


Theo Bbci











Người đăng: Khang Nguyên 100888 vào lúc 16:52 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Xem phiên bản dành cho điện thoại di động
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Người theo dõi

Đăng ký

Bài đăng
Atom
Bài đăng
Tất cả nhận xét
Atom
Tất cả nhận xét

Nhãn

  • Góc Thơ (4)
  • GÓC THƠ VĂN (4)

Bài đăng phổ biến

  • Đức Giáo Hoàng LIO XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh
    HÒA BÌNH CHO UKRAINE  #ĐGHLêôXIV | 🇻🇦🇺🇦 Đức Giáo hoàng Lêô XIV và Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm ...
  • KHANG NGUYÊN: Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump
    Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump Nguồn hình ảnh, Getty Images Tác giả, Nadine Yousif Vai trò, BBC N...
  • Sự ‘rung lắc’ của Trump ảnh hưởng gì đến Việt Nam
    Sự ‘rung lắc’ của Trump ảnh hưởng gì đến Việt Nam? Những động thái dữ dội của Donald Trump khiến hàng triệu “cử tri” trung thành...
  • Vingroup 'ép nhân viên' mua sản phẩm của hãng?
    Vingroup 'ép nhân viên' mua sản phẩm của hãng? Bản quyền hình ảnh REUTERS Image caption Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chí...
  • Di sản Lê Đức Anh
    Di sản Lê Đức Anh Nguyễn Gia Kiểng LTS/TL : Nhân dịp ông Lê Đức Anh qua đời chúng tôi đăng lại bài sau đây để nhắc lại trách nhiệm của ông...
  • ‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ
    Việt Nam Thời Báo 29-9-18 KHANG NGUYÊN: ‘ Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ Trần Thành (VNTB) Cựu bí thư Thành...
  • ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?
    ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ? Những gì đang diễn ra đã trở thành chuỗi “đại họa” đưa Phật giáo lao vào tình trạng khủng hoảng kinh khủng ch...
  • Cựu công an bịt mặt nổ súng tại Vietcombank, sao khởi tố tội gây rối?
    Cựu công an bịt mặt nổ súng tại Vietcombank, sao khởi tố tội gây rối? Luật sư cho rằng viên thượng úy vào Vietcombank bắn bị thương bảo ...
  • Định mệnh Hồng Kông, tương lai châu Á
    Định mệnh Hồng Kông, tương lai châu Á "Không chỉ số phận của « Hương Cảng » mà là cả tương lai chính trị của Trung Quốc, thậm chí ...
  • ĐẢNG CÓ DÁM VỨT BỎ NẮM ĐẤM VÀ BÚT CHIẾN SÒNG PHẲNG VỚI “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” KHÔNG?
    ĐẢNG CÓ DÁM VỨT BỎ NẮM ĐẤM VÀ BÚT CHIẾN SÒNG PHẲNG VỚI “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” KHÔNG? Đỗ Ngà Nhà ông A có một cặp tuấn mã quý hiếm, một hôm...

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Khang Nguyên 100888
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi
  • Trang chủ

Tìm kiếm Blog này

Trang

  • Trang chủ

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến

  • Khang Nguyen blog: SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI
    SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một ...

Khang Nguyên Blog

Đăng ký

Bài đăng
Atom
Bài đăng
Tất cả nhận xét
Atom
Tất cả nhận xét

Công giáo & dân tộc

  • Góc Thơ (4)
  • GÓC THƠ VĂN (4)

Lưu trữ Blog

  • tháng 6 (1)
  • tháng 5 (1)
  • tháng 2 (1)
  • tháng 6 (1)
  • tháng 5 (2)
  • tháng 3 (1)
  • tháng 8 (1)
  • tháng 7 (1)
  • tháng 1 (1)
  • tháng 10 (1)
  • tháng 9 (1)
  • tháng 2 (1)
  • tháng 10 (15)
  • tháng 9 (48)
  • tháng 8 (61)
  • tháng 7 (1)
  • tháng 10 (1)
  • tháng 7 (1)
  • tháng 7 (19)
  • tháng 4 (1)
  • tháng 3 (13)
  • tháng 2 (4)
  • tháng 12 (2)
  • tháng 10 (2)
  • tháng 8 (1)
  • tháng 7 (1)
Powered By Blogger

Bài đăng phổ biến

  • Đức Giáo Hoàng LIO XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh
    HÒA BÌNH CHO UKRAINE  #ĐGHLêôXIV | 🇻🇦🇺🇦 Đức Giáo hoàng Lêô XIV và Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm ...
  • KHANG NGUYÊN: Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump
    Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump Nguồn hình ảnh, Getty Images Tác giả, Nadine Yousif Vai trò, BBC N...
  • Sự ‘rung lắc’ của Trump ảnh hưởng gì đến Việt Nam
    Sự ‘rung lắc’ của Trump ảnh hưởng gì đến Việt Nam? Những động thái dữ dội của Donald Trump khiến hàng triệu “cử tri” trung thành...
  • Vingroup 'ép nhân viên' mua sản phẩm của hãng?
    Vingroup 'ép nhân viên' mua sản phẩm của hãng? Bản quyền hình ảnh REUTERS Image caption Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chí...
  • Di sản Lê Đức Anh
    Di sản Lê Đức Anh Nguyễn Gia Kiểng LTS/TL : Nhân dịp ông Lê Đức Anh qua đời chúng tôi đăng lại bài sau đây để nhắc lại trách nhiệm của ông...
  • ‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ
    Việt Nam Thời Báo 29-9-18 KHANG NGUYÊN: ‘ Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ Trần Thành (VNTB) Cựu bí thư Thành...
  • ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?
    ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ? Những gì đang diễn ra đã trở thành chuỗi “đại họa” đưa Phật giáo lao vào tình trạng khủng hoảng kinh khủng ch...
  • Cựu công an bịt mặt nổ súng tại Vietcombank, sao khởi tố tội gây rối?
    Cựu công an bịt mặt nổ súng tại Vietcombank, sao khởi tố tội gây rối? Luật sư cho rằng viên thượng úy vào Vietcombank bắn bị thương bảo ...
  • Định mệnh Hồng Kông, tương lai châu Á
    Định mệnh Hồng Kông, tương lai châu Á "Không chỉ số phận của « Hương Cảng » mà là cả tương lai chính trị của Trung Quốc, thậm chí ...
  • ĐẢNG CÓ DÁM VỨT BỎ NẮM ĐẤM VÀ BÚT CHIẾN SÒNG PHẲNG VỚI “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” KHÔNG?
    ĐẢNG CÓ DÁM VỨT BỎ NẮM ĐẤM VÀ BÚT CHIẾN SÒNG PHẲNG VỚI “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” KHÔNG? Đỗ Ngà Nhà ông A có một cặp tuấn mã quý hiếm, một hôm...

Translate

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

  • KHANG NGUYÊN: Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump
    Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump Nguồn hình ảnh, Getty Images Tác giả, Nadine Yousif Vai trò, BBC N...
  • ‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ
    Việt Nam Thời Báo 29-9-18 KHANG NGUYÊN: ‘ Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ Trần Thành (VNTB) Cựu bí thư Thành...
  • Cớ sao phát ngôn tầm bậy?
     Cớ sao phát ngôn tầm bậy? Các quốc gia phát triển không ai có cái gọi là "ngân hàng nhà nước" cả mà người ta gọi là "ng...
  • Việt Nam phải tự mình quyết định!
    Việt Nam phải tự mình quyết định! Trên VOA, giáo sư Carl Thayer cho rằng Mỹ sẽ không 'ép' Trung Quốc ra khỏi Bãi Tư Chính, và k...
  • Ai giết chết Thứ trưởng Lê Hải An?
    Ai giết chết Thứ trưởng Lê Hải An? Khoảng 7h10’ sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hải An được xác định ngã từ tầng 8 nhà D, trụ sở Bộ G...
  • Di sản Lê Đức Anh
    Di sản Lê Đức Anh Nguyễn Gia Kiểng LTS/TL : Nhân dịp ông Lê Đức Anh qua đời chúng tôi đăng lại bài sau đây để nhắc lại trách nhiệm của ông...
  • Cái chết của Trần Bắc Hà ?
    Cái chết của Trần Bắc Hà ? Thường Sơn Ngày đầu tháng 8 năm 2019, mạng xã hội bất thần lan tỏa một bài viết mang tựa đề rất ấn tượng...
  • NỤ CƯỜI CỦA LÒNG YÊU NƯỚC
    NỤ CƯỜI CỦA LÒNG YÊU NƯỚC Đọc dòng status trên fb Nhạc sĩ Tuấn Khanh về Nguyễn Đặng Minh Mẫn mà không khỏi xúc động. Không một chế độ ...
  • Phạm Đoan Trang mong giải thưởng RSF lột tả sự ‘đàn áp, bịt miệng’ tại VN
    Trà Mi-VOA Blogger Phạm Đoan Trang Một ký giả độc lập tại Việt Nam vừa nhận Giải thưởng Tự do Bá...
  • ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?
    ĐI CHÙA ĐỂ LÀM GÌ? Những gì đang diễn ra đã trở thành chuỗi “đại họa” đưa Phật giáo lao vào tình trạng khủng hoảng kinh khủng ch...
Powered By Blogger

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

  • Khang Nguyen blog: SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI
    SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một ...

Nhãn

  • Góc Thơ (4)
  • GÓC THƠ VĂN (4)
Powered By Blogger
Chủ đề Cửa sổ hình ảnh. Được tạo bởi Blogger.