Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Bây giờ tôi mới biết mọi việc ở Trung Quốc hóa ra là như vậy


Mộ Lương Bác Khách Trương Kiến Hoa “慕良博客”张建华



Trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ xẩy ra, trang blog có tên là “Mộ Lương Bác Khách” Trương Kiến Hoa (“慕良博客”张建华) đã đăng một bài viết nói lên nhiều điều mà một thanh niên Trung Quốc đã nhìn nhận hiểu biết được qua cuộc chiến này. Bài viết này được truyền điên cuồng trên các diễn đàn mạng và WeChat. Chính phủ Trung Quốc ra sức ngăn chặn cũng chặn không kịp. Sau đây là bài viết của Trương Kiến Hoa được lão PP dịch và rút ngắn để các bạn tham khảo.


BVN xin bổ sung tiêu đề cho hoàn chỉnh hơn, đồng thời cung cấp thêm bản gốc tiếng Hoa để bạn đọc rộng đường tham khảo, mặc dù theo lời thổ lộ của chính Facebookker Trương Kiến Hoa 张建华 thì bản gốc trên mạng WeChat đã bị xóa: 贸易战 这个帖子在论坛微信疯传 删都来不及.


Bauxite Việt Nam

Tôi đã làm việc cả đời và chưa hề hiểu thế nào là kinh tế, thương mại, tài chính và tôi cũng không có hứng thú lớn với những vấn đề này. Do vậy, tôi không thể hiểu được ý nghĩa của GDP, WTO và CEO. Tôi không biết cách giao dịch cổ phiếu, đầu tư cho tương lai và quản lý tài sản.

Lợi ích lớn nhất của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ là sự giác ngộ. Trong hai hoặc ba tháng, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và thực tế mà tôi chưa bao giờ biết đến trong suốt cuộc đời mình.

Lần đầu tiên tôi biết rằng mỗi tuần làm 5 ngày, được nghỉ 2 ngày cuối tuần của chúng tôi là do Hoa Kỳ bắt buộc chính phủ Trung Quốc phải thực hiện cho người dân.

Lần đầu tiên, tôi biết rằng khi Trung Quốc gia nhập WTO đã có nhiều hứa hẹn. Nhưng sau một thập kỷ, hầu hết các cam kết này đã không được thực hiện.

Lần đầu tiên tôi biết về thuế nhập khẩu ô tô, thuế quan của Mỹ là 2,5 và thuế quan của Trung Quốc là 25, tương đương với người dân Trung Quốc mua một chiếc xe Mỹ giá 240.000 nhân dân tệ cho mình. Họ còn phải mua một chiếc cho đảng và một chiếc cho chính phủ. Cộng với gánh nặng giá dầu của Trung Quốc đứng thứ tư trên thế giới (một gallon giá xăng chiếm thu nhập trung bình hàng ngày của các quốc gia, Hoa Kỳ là 3,1, Na Uy 3,6, Hồng Kông 8,8, Trung Quốc đại lục là 34), có nghĩa là khi mọi người thêm nhiên liệu vào ô tô của họ, ít nhất phải đổ thêm cho đảng một nửa thùng và đổ thêm một nửa thùng cho chính phủ.

Lần đầu tiên, tôi biết giá dầu thô quốc tế là 147 đô la Mỹ / thùng cách đây 10 năm, giá dầu trong nước là 6,3 nhân dân tệ / lít, và bây giờ dầu thô quốc tế là 75,56 đô la Mỹ / thùng. Giá dầu trong nước đã đạt mức 7,4 nhân dân tệ / lít. (1thùng=100 lít?)

Lần đầu tiên, tôi biết Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận vào năm 2013. Trung Quốc phải mua dầu từ Nga trong 25 năm với giá một thùng 145 đô la, hiện tại mua của Hoa Kỳ là một thùng 43 đô la, chênh lệch 102 đô la mỗi thùng.

Lần đầu tiên tôi biết đậu nành của Trung Quốc chủ yếu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Giá đậu nành của Mỹ chỉ bằng 60% so với Trung Quốc. Và tôi cũng đã biết dân số nông nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm chưa đến 2% tổng dân số cả nước.


Lần đầu tiên tôi biết rằng Google đã vào Trung Quốc và sau đó bị cấm và ra khỏi Trung Quốc.

Lần đầu tiên tôi biết rằng mạng viễn thông được gọi là Internet, phát minh và máy chủ gốc là ở Hoa Kỳ. Ở một phạm trù nào đó, Trung Quốc và Châu Á-Châu Phi (trừ Nhật Bản) đa phần là ăn cắp mạng chứ không thông qua đường dẫn chính quy.

Lần đầu tiên tôi biết rằng con chip không phải là màng nhựa, mà là công nghệ cao chứa hàng trăm triệu tỷ mạch tích hợp. Đầu tư sản xuất chip rất lớn và chu kỳ dài, không phải do một nhóm người nghèo có thể phát minh ra. (?)

Lần đầu tiên tôi biết rằng thiết bị chính để sản xuất con chip “Mask Alignment System” Trung Quốc không làm được.

Lần đầu tiên tôi biết điện thoại di động trong nước khiến người Trung Quốc tự hào chỉ là một cái vỏ (Tất cả nội dung bên trong và con chip đều có bản quyền của Mỹ hoặc do cty Mỹ cung cấp).

Lần đầu tiên tôi biết công nghệ nguyên bản và cốt lõi của “Bốn phát minh vĩ đại mới” (đường sắt cao tốc, thanh toán điện tử, dịch vụ dùng chung xe đạp và mua sắm trực tuyến), không phải do Trung Quốc phát minh ra như họ đã tuyên truyền.

Lần đầu tiên  tôi biết rằng R&D là nghiên cứu và phát triển. Tôi biết mười chi phí R & D hàng đầu của các nhà sản xuất chất bán dẫn toàn cầu là Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, không có Trung Quốc đại lục.

Lần đầu tiên tôi biết sự chênh lệch giữa chi tiêu R&D của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ví dụ, Qualcomm chiếm 33,1% doanh thu trong năm 2016 và China ZTE chiếm 1,2% doanh thu trong năm 2017, đó là tỷ lệ đối kháng 28/1.

Lần đầu tiên tôi biết rằng trong thập kỷ qua, khối lượng tiền tệ của Mỹ đã tăng lên gấp hai lần, trong khi Trung Quốc đã tăng thêm 20 lần. Nếu không có quỹ bất động sản, lạm phát của Trung Quốc sẽ không thể tưởng tượng được.

Lần đầu tiên tôi biết rằng định hướng cuối cùng của chính sách bất động sản của Trung Quốc là “sử dụng thời gian để thay đổi không gian”. Nói trắng ra là cứ kéo cho chậm lại.

Lần đầu tiên tôi biết rằng nếu không có sự trao đổi và trợ giúp về quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ cao của Hoa Kỳ, việc nâng cấp công nghiệp và kế hoạch năm 2025 của Trung Quốc rất khó đạt được.

Lần đầu tiên tôi biết rằng vòng vượt kinh tế (Corner overtaking) là một khái niệm giả. Cho dù tôi không hiểu về kinh tế đi nữa tôi cũng biết rằng những tòa nhà tốt nhất ở các thành phố Trung Quốc là của chính phủ. Những tòa nhà tốt nhất ở châu Âu và Mỹ là những trường đại học trong đó có nghĩa ý gì.

Lần đầu tiên tôi biết rằng có nhiều yếu tố cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua, nhưng yếu tố đầu tiên là gia nhập WTO.

Lần đầu tiên, tôi biết rằng Trung Quốc đã sử dụng trong thương mại quốc tế những thủ đoạn thường dùng trong nước như không điểm dừng, không tuân thủ hợp đồng, đầu cơ lừa đảo, dối trá…

Lần đầu tiên tôi biết Trung Quốc có 37 vụ kiện tụng với các quan chức thương mại nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua. Trong đó chỉ có 2 vụ Trung Quốc thắng kiện, 3 vụ hoà và phần còn lại là thua.

Lần đầu tiên tôi biết “lợi thế của Trung Quốc” xuất phát từ các thủ đoạn thương mại không công bằng, đó là trợ cấp xuất khẩu thương mại bất hợp pháp, thao túng tỷ giá Nhân dân tệ, làm giả và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, ô nhiễm môi trường quy mô lớn, bỏ bê các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của người lao động. Thuế quan và hạn ngạch không hợp lý. Ra giá mang tính cướp giật để đè bật đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường tài nguyên quan trọng, sau đó lừa gạt người tiêu dùng bằng giá cả độc quyền, xây dựng các rào cản bảo vệ thương mại ngăn chặn các đối thủ nước ngoài xâm nhập thị trường một cách hợp pháp.

Lần đầu tiên, tôi biết rằng trong các cuộc đàm phán thương mại, các yêu cầu của Hoa Kỳ hoàn toàn bình đẳng về thuế quan, tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ nói tính tương hỗ là “bằng nhau”, nhưng Trung Quốc đã dịch nó thành “có đi có lại”.

Lần đầu tiên, tôi biết Hoa Kỳ đề xuất tiếp cận mở cửa thị trường cho ngành dịch vụ tài chính và việc mở hoàn toàn mạng Internet đã chạm đến vạch cấm kỵ cuối cùng của Chính phủ Trung Quốc (không phải người dân Trung Quốc).

Lần đầu tiên tôi nghe thấy nhiều nhà kinh tế trên thế giới đánh giá nền kinh tế Trung Quốc như “một người béo mắc bệnh ung thư”. Tôi đã không biết điều này trong quá khứ. Ngoài sự thiếu hiểu biết của tôi, còn có một lý do quan trọng khác – Một số người đang cố gắng không cho tôi biết. Giúp tôi mở ra một cánh cửa cho tầm nhìn của tôi, có được kiến thức và nâng cao kiến thức. Vì vậy, tôi cảm ơn cuộc chiến thương mại và cảm ơn Mr. Trump. Các quan chức có quyền không có nghĩa vụ và người dân có nghĩa vụ không có quyền. Trò chơi bẩn này lộng hành ở Trung Quốc và nay lại muốn đem ra chơi trên thế giới. Cắt một củ cải ở cả hai đầu, bạn có thể cắt nó một, hai lần không sao, cắt nó mười lần tám lần, cắt nó năm mươi lần, tám mươi lần, và cuối cùng cắt mẹ nó vào ngón tay mình bằng chính con dao của mình. “Tả truyện” có nói rằng “Đa hành bất nghĩa tất tự tễ“ tức làm nhiều chuyện xấu, bất nghĩa cuối cùng sẽ tự giết mình. Còn một câu cuối là “Tử cô đãi chi” (Hãy chờ đó), tôi cũng tin.

Nguyên văn:

这次中美贸易战对我,最大的收获是启蒙,两三个月的时间里,懂得了一辈子不知道的许多知识和现实。 第一次知道我们的双休日是美国逼着中国政府给老百姓的。 第一次知道当年中国加入世贸组织有许多承诺,十几年后这些承诺绝大多数没有兑现。

干一辈子了,不懂经济,贸易,金融,也没有大兴趣。经常弄不清GDP,WTO,CEO的含义,不知道炒股,炒期货,理财的门朝哪开。

这次中美贸易战对我,最大的收获是启蒙,两三个月的时间里,懂得了一辈子不知道的许多知识和现实。

第一次知道我们的双休日是美国逼着中国政府给老百姓的。

第一次知道当年中国加入世贸组织有许多承诺,十几年后这些承诺绝大多数没有兑现。

第一次知道汽车进口,美国的关税是2.5,中国的关税是25.等于中国老百姓给自家买一辆240000元美国车的同时,要给党买一辆,给政府买一辆。加上中国油价负担排名全球第四(一加仑汽油价格占国民日均收入,美国是3.1,挪威3.6,香港8.8,中国大陆是34),意味着老百姓给自家车加一次油时,至少还要给党党半箱油,给政府加半箱油。

第一次知道10年前国际原油每桶147美元,国内油价6.3元/升,如今国际原油每桶75.56美元,国内油价却达到了7.4元/升,最神的解释是-桶贵了。

第一次知道2013年中俄签订协议,中国向俄罗斯购买石油25年,一桶145美元;目前向美国购买是一桶43美元,每桶相差102美元。

第一次知道中国的大豆主要从美国进口,美国大豆的价格只有中国的60,还知道了美国的农业人口不到总人口的2。

第一次知道谷歌等等本来都进了中国,后来又被赶走了。

第一次知道互联网叫因特网,发明和根服务器在美国,某种程度上说,中国和亚非拉(除过日本)都属于蹭网。

第一次知道芯片不是塑料片,而是包含数亿,数十亿条集成线路的高高科技,芯片制造投入大,周期长,不是由一群穷人发明的。

第一次知道制造芯片的关键设备光刻机中国造不了。

第一次知道让国人骄傲的国产手机只是一个外壳。

第一次知道“新四大发明”的原创和核心技术没有一个是中国造,中国在其中的科技含量还没有麻将牌多。

第一次知道研发是研究开发,知道全球半导体厂商研发支出的前十名中有新加坡,韩国和台湾,没有中国大陆。

第一次知道美中研发支出的悬殊。例如:美国高通2016年占营收的33.1,中国中兴2017年占营收的1.2,是28比1的对垒。

第一次知道过去十年,美国货币发行量增加了2倍,而中国增加了20倍。如果没有房地产这个资金池,中国的通货膨胀会不堪设想。

第一次知道中国房地产政策的最终指向是“用时间换空间”,说白了就是尽量拖。

第一次知道如果没有美国高科技和知识产权的交流与帮助,中国的产业升级和2025年规划是很难实现的。

第一次知道经济上弯道超车是一个伪概念。我再不懂经济,也知道中国各城市最好的建筑是政府,欧美各地最好的建筑是大学意味着什么。

第一次知道中国十几年经济高速发展的原因很多,但第一因素是加入了世贸组织。

第一次知道中国把在国内惯用的无底线,不遵契约,投机取巧,弄虚作假的老毛病同样用在国际贸易上。

第一次知道十多年来中国和其他国家打贸易官员37起,判中国赢的只有2起,判平的3起,其余都是中国输。

第一次知道“中国优势”来自不公平的贸易手段,即非法的贸易出口补贴;操纵人民币汇率;仿冒,盗窃知识产权;大规模环境破坏;忽视工人健康和安全标准;不合理的进口关税和配额;以掠夺性定价将竞争对手挤出关键资源市场,然后以垄断定价欺诈消费者;筑起贸易保护壁垒,阻碍外国竞争对手合法进入。

第一次知道在贸易谈判中,美国的要求是在关税,市场准入,知识产权等方面全面对等,美国说的互惠的本意是“对等”,中国却翻译成立了“互惠”。

第一次知道美国提出的开放金融服务业市场准入和互联网全面开放,碰了中国政府(不是中国人民)的底线。

第一次知道国际上不少经济学家把中国经济称为“得癌症的胖子”。

过去不知道这些,除过自己的孤陋寡闻外,还有一个重要原因,是一些人拼命不想让我知道。

给我的视野开了窗口,长了知识,增进了见识,所以,我感谢贸易战,感谢特朗普。

官有权利无义务,民有义务无权利,这一套在中国玩得风生水起,还想在世界玩。一个萝卜两头切,你切一次可以,切两次可以,切十次八次,切五十次八十次,就会被你手里的刀切掉你的手。

“左传”里说“多行不义必自毙”,我信,这一句后面还有一句“子姑待之”,我也信。

Nguồn bản gốc: https://www.chinesepen.org/blog/archives/106102

Nguồn bản dịch: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157639335654736&set=a.10150209063839736&type=3&theater

Không có nhận xét nào: