Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

Khang Nguyên: Nato sẽ thảo luận về khả năng Ukraine có gia nhập liên minh hay không

Nato sẽ thảo luận về khả năng Ukraine có gia nhập liên minh hay không



Các nhà lãnh đạo Nato sẽ tham dự một thượng đỉnh quan trọng tại Lithuania, có khả năng định hình diễn biến sắp tới trong cuộc chiến tranh Ukraine và tương lai của liên minh quân sự Phương Tây.

31 quốc gia thành viên hy vọng sẽ thể hiện cho Nga thấy họ có sự kiên quyết để hậu thuẫn Ukraine về mặt quân sự trong dài hạn.

Trước thềm cuộc họp đã có thông tin mang tính tích cực cho liên minh sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ qua sự phản đối và ủng hộ Thụy Điển gia nhập Nato.

Thế nhưng vẫn còn bất đồng liên quan đến những tham vọng từ chính Ukraine về khả năng trở thành thành viên liên minh.

Một số đồng minh được cho sẽ đưa ra những lời hứa về đảm bảo an ninh mới dành cho Kyiv, được thiết lập để ngăn chặn cuộc xâm lược tương lai của Nga. Họ cũng sẽ thảo luận về cung cấp thêm vũ khí và đạn dược.

Về vấn đề gia nhập liên minh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn Nato tuyên bố Ukraine có thể gia nhập sớm nhất có thể sau khi cuộc chiến tranh kết thúc - đề ra rõ ràng về cách thức và khi nào điều này có thể đạt được.

Thế nhưng một số quốc gia trong Nato lại chần chừ khi đi quá xa, lo sợ về lời hứa trở thành thành viên Nato gần như tự động dành cho Ukraine có thể tạo động lực cho Nga nhằm khiến cuộc chiến tranh leo thang hoặc kéo dài.

Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg nói không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về ngôn từ trong tuyên bố chung, nhưng cho biết thêm: "Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi có sự đoàn kết và thông điệp mạnh mẽ về Ukraine."

Thế nhưng sau các cuộc trao đổi vào tối muộn ngày thứ Hai 10/07, ông Jens Stoltenberg tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thuận ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập Nato. Tin tức này được Mỹ, Đức, và từ chính Thụy Điển hoan nghênh.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn khả năng Stockholm gia nhập Nato, cáo buộc quốc gia này cho phép những chiến binh người Kurd trú ngụ. Ông Stoltenberg nói rằng hai bên đã cùng nhau phối hợp để giải quyết "những quan ngại an ninh hợp pháp" của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan trước đó đề xuất sẽ ủng hộ Thụy Điển gia nhập nếu Liên minh châu Âu (EU) mở lại các cuộc hội đàm về tư cách thành viên dành cho Ankara - một yêu cầu đã bị giới chức EU bác bỏ.

Trong hai ngày diễn ra thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo Nato được kỳ vọng sẽ đồng thuận về các kết hoạch mới để ngăn chặn về cuộc xâm lược từ Nga và phòng vệ bằng cách tăng cường sức mạnh ở sườn đông.

Và họ cũng được kỳ vọng tăng cường cam kết tài chính, thực hiện mục tiêu chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng theo tỷ lệ tối thiểu, hơn là một tham vọng rộng lớn hơn. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói rằng ông Rishi Sunak đã trực tiếp kêu gọi các đồng minh đáp ứng mục tiêu này.


An ninh đang được siết chặt tại thủ đô Vilnius, với các lực lượng của Nato - bao gồm các tên lửa phòng không Patriot - để bảo vệ một thượng đỉnh diễn ra cách không xa Belarus và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Mục tiêu quan trọng nhất của thượng đỉnh là Nato cho Tổng thống Nga Vladimir Putin thấy về cam kết quân sự dài hạn dành cho Ukraine.

Giới chức hy vọng điều này có thể thay đổi suy nghĩ từ nhà lãnh đạo Nga, khiến ông ta có thể ngờ vực về khả năng 'chờ thời' lâu hơn Phương Tây.

Chính xác là một số người nhìn nhận thượng đỉnh lần này rằng khả năng giành được lợi thế quân sự trên chiến trường cũng quan trọng như việc khiến Putin thay đổi chiến lược của mình.

Vì vậy một số quốc gia thành viên Nato sẽ hứa mang đến cho Ukraine những cam kết an ninh mới. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa Ukraine có thể có sự hỗ trợ quân sự mà quốc gia của ông đã trao cho Israel - đó là những cam kết trong dài hạn được đề ra để ngăn chặn những cuộc xâm lược có thể xảy đến.


Liên minh này sẽ làm sâu sắc hơn các liên kết về mặt thể chế với Ukraine. Diễn đàn hiện tại - Ủy ban Ukraine Nato (Ukraine Nato Commission) - sẽ được nâng cấp thành Hội đồng Ukraine Nato (Ukraine Nato Council).

Điều này mang đến cho Ukraine khả năng triệu tập các cuộc họp của liên minh với tư cách là đối tác bình đẳng trên bàn họp. "Quyền tham vấn không phải là chuyện không quan trọng," một quan chức nói.

Thế nhưng có lẽ quan trọng nhất, một số quốc gia được kỳ vọng sẽ đề ra lộ trình rõ ràng hơn để Ukraine gia nhập liên minh.

Nato đã đồng thuận tại thượng đỉnh năm 2008 ở Bucharest rằng Ukraine "sẽ" trở thành thành viên và ủng hộ quá trình gia nhập. Thế nhưng liên minh này không nói cách thức và khi nào chuyện này có thể xảy ra.

Giới chỉ trích cho rằng việc trao cho Ukraine một điểm đến nhưng không có lộ trình đã khiến Putin đánh cược với hai cuộc xâm lược vào năm 2014 và 2022.

Ông Biden sẽ có cuộc gặp với ông Zelensky tại thượng đỉnh, một quan chức Mỹ nói với Reuters, mặc dù Tổng thống Ukraine chưa chính thức xác nhận có tham dự thượng đỉnh lần này hay không


Kyiv chấp thuận Nato không thể đưa ra lời mời Ukraine gia nhập khi quốc gia này vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Điều này tạo ra rủi ro khiến liên minh quân sự Nato bị rơi vào cuộc chiến với Nga, khi theo Điều khoản số 5 của liên minh Nato có nội dung bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào trong trường hợp tấn công.

Thay vào đó, Kyiv muốn có một lời hứa rõ ràng về tư cách thành viên thời hậu chiến với một khung thời gian, và Ukraine biết rằng một chiến thắng sẽ mang đến một cam kết an ninh theo sức mạnh hạt nhân của Nato.

Một cách để Nato cho thấy mong muốn chào đón Ukraine gia nhập liên minh sẽ là rút ngắn kế hoạch nộp đơn gia nhập, gọi là MAP. Đây là một quy trình chính thức để kiểm tra xem liệu một quốc gia có đáp ứng các quy chuẩn chính phủ và quân sự nghiêm ngặt của Nato hay không - và điều này có thể mất hàng thập kỷ.

Thế nhưng đây là điều mà Nato có thể thật sự nói về quá trình có thể trở thành thành viên của Ukraine, vốn đang khiến liên minh quân sự này bị chia rẽ.

Các quốc gia vùng Baltic và Đông Âu đang thúc đẩy để có sự rõ ràng càng nhiều càng tốt. Họ muốn liên minh này nêu rõ về Ukraine đã đạt bước tiến đến đâu trong quá trình gia nhập, đặc biệt quân đội Ukraine có thể hoạt động chung với các lực lượng khác trong Nato đến mức nào, vốn hiện đang cùng chia sẻ chung các loại vũ khí và chiến lược. Họ cũng muốn Nato nói rõ về những điều kiện xa hơn nữa mà Ukraine phải đạt được để trở thành thành viên.

Gitanas Nauseda, Tổng thống Lithuania, nói Nato nên tránh việc biến tư cách thành viên của Ukraine trở thành một đường chân trời: "Khi bạn càng tiến lại gần thì nó lại càng trở nên xa hơn."

Thế nhưng một số đồng minh - bao gồm Mỹ và Đức - thận trọng về chuyện hứa với Ukraine quá nhiều. Họ muốn Ukraine làm nhiều hơn để giải quyết nạn tham nhũng, tăng cường luật pháp và đảm bảo sự kiểm soát của quần chúng liên quan đến quân đội.

Một số người cũng lo ngại về việc Nato bị kéo vào một cuộc xung đột mở với Nga. Họ cũng lo sợ hứa với Ukraine về tư cách thành viên thời hậu chiến sẽ khiến Putin có thêm động lực về cả khiến cuộc chiến leo thang và kéo dài, duy trì giao tranh ở mức thấp để ngăn chặn khả năng Ukraine gia nhập liên minh.

Một số đồng minh khác cũng lo ngại về mất cơ hội trong bất kỳ các cuộc thương lượng thời hậu chiến nào. Họ cũng muốn sử dụng lời hứa về tư cách gia nhập Nato như củ cà-rốt dành cho Ukraine và cây gậy cho Nga, nhưng chỉ sau khi giao tranh kết thúc.


Theo Bbci











Không có nhận xét nào: