Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

TẠI SAO TRUNG QUỐC CHỌN BÃI TƯ CHÍNH ?

TẠI SAO TRUNG QUỐC CHỌN BÃI TƯ CHÍNH ?

Nguyễn Xuân Diện

Bãi Tư Chính là địa danh được nhắc đến nhiều nhất, nóng bỏng nhất trên mạng xã hội trong khoảng nửa tháng nay. Các hãng thông tấn báo chí quốc tế có uy tín như BBC, RFI, RFA, AP, AFP, Reuters… cũng luôn cập nhật các bản tin về tình hình căng thẳng tại địa danh này.

Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong thềm lục địa 350 hải lý và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, tức là Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán về Bãi Tư Chính. Bãi Tư Chính không phải là khu vực đang có tranh chấp giữa sáu bên liên quan là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Vì vậy, việc Trung Cộng đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 tới bãi Tư Chính là hành động côn đồ, và phải được gọi là xâm lược trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Vì sao Trung Cộng chọn bãi Tư Chính là nơi gây hấn và xâm lược Việt Nam trong thời điểm hiện nay?

Nhiều bài báo, nhiều học giả đã lên tiếng phân tích vì sao Trung Cộng xâm lược Việt Nam trong lúc này. Đại loại là: Nội bộ đảng CS Trung Quốc đang có những rạn nứt, bất đồng; tình hình Đài Loan và HongKong đều căng thẳng; Chiến tranh Thương mại do Mỹ phát động đã làm kinh tế Trung Quốc suy yếu kéo theo những bất ổn về xã hội. v.v. Vì vậy, nhà cầm quyền Bắc Kinh đứng đầu là Tập Cận Bình phải phát động cuộc xâm lược Việt Nam tại bãi Tư Chính để giảm nhiệt trong  nước và thu hút sự chú ý dư luận trong và ngoài nước ra ngoài biên giới Trung Quốc.

Nhưng tại sao Trung Cộng chọn bãi Tư Chính là điểm gây hấn và xâm lược?

Theo tôi, chọn bãi Tư Chính vì vị trí của nó. Nếu đặt bản đồ có bãi Tư Chính chồng lên bản đồ có lưỡi bò (đường chữ U, đường chín đoạn) thì bãi Tư Chính ở vào vị trí đầu lưỡi bò. Theo đó, Trung Cộng muốn nói với Việt Nam và thế giới rằng: Thứ nhất, tính từ đảo Hải Nam xuống phía Nam thì Hoàng Sa đã về tay Trung Quốc (từ năm 1974, bằng Hải chiến Hoàng Sa), Trường Sa cũng là nơi Trung Quốc nắm nhiều đảo (do cướp của Việt Nam năm 1988, bằng Hải chiến Trường Sa), thì nay cướp tiếp bãi Tư Chính nơi địa đầu của Biển Đông, và là điểm trọng yếu của hàng hải. Chỉ có bắt đầu từ Tư Chính thì mới gây được tiếng vang và thu hút được dư luận trong và ngoài Trung Quốc.

Thứ nhất, tính từ đảo Hải Nam xuống phía Nam thì Hoàng Sa đã về tay Trung Quốc (từ năm 1974, bằng Hải chiến Hoàng Sa), Trường Sa cũng là nơi Trung Quốc nắm nhiều đảo (do cướp của Việt Nam năm 1988, bằng Hải chiến Trường Sa), thì nay cướp tiếp bãi Tư Chính nơi địa đầu của Biển Đông, và là điểm trọng yếu của hàng hải. Chỉ có bắt đầu từ Tư Chính thì mới gây được tiếng vang và thu hút được dư luận trong và ngoài Trung Quốc.

Thứ hai, bãi Tư Chính là nơi có nguồn tài nguyên giàu có về dầu khí, nếu chiếm được, sẽ giải quyết việc không phải nhập dầu thô từ Venezuela xa xôi.

Thứ ba, bãi Tư Chính hiện đang có các hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và các nước. Nhật Bản, Nga, Mỹ đều có sự hiện diện và có quyền lợi kinh tế ở đây, vì thế, gây hấn tại Tư Chính là công khai thách thức các nước này, và tỏ rõ ra một tay hảo hán không coi ai ra gì. Gây hấn và xâm lược Tư Chính vì vậy sẽ tạo tiếng vang lớn, thu hút dư luận và làm phân tán sự chú ý của các nước đối với tình hình Hongkong và Đài Loan.

Nếu ví đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là cái lưỡi của một con tắc kè thì đầu lưỡi của nó ở vào là bãi Tư Chính. Nó sẽ dùng cái đầu lưỡi này để tợp con mồi.

Chọn được điểm gây hấn và chọc mũi dao vào Bãi Tư Chính, Trung Quốc cũng chọn đúng thời điểm để khởi sự: Đó là trong nước thì Đài Loan cứng rắn đòi độc lập; Hongkong biểu tình nhiều tuần và ngày càng đông đảo người tham gia. Bên ngoài, Trung Cộng phải căng ra để đối phó với các kiểu chiến tranh mà Tổng thống D.Trump của Mỹ đưa ra rất linh hoạt và cương quyết, khởi đầu là chiến tranh thương mại.

Thời điểm xâm lược bãi Tư Chính cũng đang là thời điểm “thuận lợi” nhìn từ phía Việt Nam: Về đối ngoại là đang gấp rút cho chuyến thăm lịch sử đến Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; về đối nội là các hội nghị trung ương để đi tới đại hội đảng cộng sản mà trọng tâm là vấn đề nhân sự.

Bài sau: Sự kiện Tư Chính từ góc nhìn truyền thông.

Không có nhận xét nào: