VIỆT NAM ƠI, NGỪNG ẢO TƯỞNG - VÌ SAO ĐẤT NƯỚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN
Vào những năm giữa của thập niên 70 sau khi thành công thống nhất đất nước chung một màu cờ, chúng ta đã đừng tự hào và mạnh miệng tuyên bố rằng: “….sẽ bắt kịp Nhật trong một thập niên.” Rồi mọi người tin như thật.
Nhưng những năm tháng tiếp diễn là một thời kỳ đen tối của dân tộc và tụt hậu cho đất nước. Việt Nam từ một quốc gia với nền công nghiệp tiềm năng đã bị huỷ diệt để thực hiện một mô hình chính trị kinh tế mơ hồi. Cuộc thí nghiệm xã hội này đã khiến toàn quốc chết đói và hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi tìm cơ hội ở phương trời mới.
Nhưng chỉ sau một thập niên thất bại, những người dẫn đầu đất nước này đã bắt đầu nhận ra sai lầm và thực hiện chính sách tái xây dựng nền kinh tế với tên gọi Đổi Mới. Ngay lập tức, sự khác biệt được trông thấy rõ rệt. Rồi sau đó là tái ngoại giao với Mỹ và Tây Phương, kết quả là sự mở cửa với thế giới sau một quá trình xung đột tư tưởng.
Mọi người lại vui mừng và tin rằng với tài nguyên trời cho, trí tuệ ưu việt cộng với tiềm năng phát triển hiện có, Việt Nam sẽ trở thành một ‘Con Hổ’ kinh tế như khối Đông Á. Những năm tháng trôi qua tiếp theo thì ai cũng tưởng như thật. Với mức tăng trưởng GDP thuộc hàng top thế giới, lượng vốn đầu tư quốc tế không ngừng đổ vào và báo chí tứ phương liên tục ca ngợi - Việt Nam chắc chắn sẽ là một tiểu cường quốc của khu vực.
Rồi bỗng dưng mọi thứ gần như sụp đổ. Việt Nam bị kẹt trong cái bẫy phát triển với GDP đầu người ở mức $2,500. Người dân nghèo thì phải cầm nhà để đi xuất khẩu lao động, các cô gái miền Tây thì xếp hàng để người tuổi cha chú mình coi mặt để làm vợ xứ người, các công nhân phải đi làm với đồng lương rẻ mạt không đủ dư, người lao động thì nhìn giá nhà đất tăng bỏ lại lương phía sau và giới trẻ đua nhau xuất ngoại.
Họ từ hào khoe với thiên hạ rằng: “Việt Nam đã sản xuất được xe hơi,” “Landmark 81 là toà nhà cao nhất Đông Nam Á,” “Việt Nam sẽ vượt mặt kinh tế Singapore” và “Những thương hiệu Việt như Zalo, Luxstay hay Viettel đang chinh phục và không sợ các đối thủ quốc tế.”
Niềm tin bỗng trở thành sự bất mãn, lạc quan bây giờ trở thành tăm tối. Vì cái gọi là phát triển kinh tế bấy lâu nay chỉ là phồn vinh giả tạo được xây dựng bởi những dự án bất động sản và công ty nhà nước bỏ tiền mua tài sản nhưng rỗng tuếch chất xám. Vì đằng sau những thứ được tung hô là thành tựu chỉ là những vỏ bọc không hồn.
Họ vẫn hy vọng rằng đất nước này sẽ bứt phá nhưng lại đang xây một cái nhà không cột trụ. Việt Nam không thể nào trở thành một nước giàu và mạnh được. Không phải vì trí tuệ của thế hệ trẻ kém hay tiềm năng miền đất này vô dụng, mà vì cái nền tảng để xây dựng nó đã lỗi từ ban đầu.
Đất nước đầy nghị lực này không thể nào vươn lên với bạn bè tứ xứ không phải những gì nó đang có, mà vì những gì đang thiếu:
1. Không có cạnh tranh chính trị - Như bao lĩnh vực khác, một khi có sự độc tôn thì nơi đó dường như sẽ không có sự tiến triển vì chẳng có động lực để cải tiến. Ai đang nắm sự độc quyền hiện này?
2. Không có tư hữu - Con người chỉ có động lực khi họ được quyền sở hữu thành quả của mình. Khi tất cả của cải thuộc về tổ chức ở thủ đô thì sẽ chẳng có ai chịu bỏ công và cố gắng để làm giàu cho người khác cả.
3. Không có tự do ngôn luận - Nhân tài chỉ có thể bứt phá trong một bầu trời tự do chứ không thể nào phát triển trong khuôn khổ kiểm duyệt.
4. Không có hệ thống pháp lý công bằng - Khi luật pháp chỉ bảo vệ một số nhỏ để đàn áp số lớn thì khác gì luật băng đảng đường phố. Ai sẽ còn niềm tin vào nguyên lý công bằng để yên tâm làm ăn.
5. Không có trong sạch trong hành chính - Khi bạn làm giấy tờ bị xác nhiễu và kinh doanh bị vòi tiền thì còn gì niềm tin để ở lại cống hiến? Ai đó đang làm nản chí chất xám đất nước này?
6. Không có thị trường tự do - Khi nền kinh tế là sân chơi cho thiểu số lợi ích riêng thì ai còn ham muốn làm giàu để có nguy cơ bị dìm và tiêu diệt? Kinh tế nước này đang thuộc về ai?
Muốn cho ra đời những Samsung, Apple, Google hay Facebook thì hãy thả lỏng tư tưởng và để cho đất nước này bay bổng. Người dân không cần một nhóm người chỉ đạo, họ cần được tự do.
Một quốc gia sẽ chẳng trở nên thịnh vượng được nếu lý tưởng của tổ chức điều hành nó là ‘kinh tế tập trung’ dưới danh nghĩa CNXH. Một dân tộc không thể đột phá về thành quả khi họ bị kìm nén và kiểm soát ngôn luận. Một nền kinh tế không bao giờ không thể nào trở nên linh động và thu hút vốn khi nó là sân chơi riêng của các nhóm lợi ích. Đất nước Việt Nam này sẽ không bao giờ được thành chính mình khi bị thao túng bởi một nước khác thông qua những cá nhân không còn tin vào chính đất nước họ.
Đừng mơ đến chuyện tung bay khi đôi cánh bị siết trói. Việt Nam ơi, hãy ngừng ảo tưởng.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét